Gai khớp gối là dạng tổn thương về khớp xảy ra ở đầu gối. Bệnh thường gặp ở người già và người thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Sự xuất hiện của các gai xương khiến cho khả năng di chuyển của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế để xác định chính xác nguyên nhân và biết cách điều trị bệnh hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Gai khớp gối là gì?
Gai khớp gối là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng xuất hiện các gai xương dưới lớp xương dưới sụn ở khớp gối. Điều này gây ra sự chèn ép dây thần kinh, dây chằng và mô cơ gây ra cảm giác đau mỏi khớp gối, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm vận động người bệnh.
Thông thường, gai xương khớp gối xảy ra khi xương khớp bị lão hóa tự nhiên. Từ đó khiến cho lớp sụn khớp mỏng dần, dịch khớp gối cũng trở nên cạn kiệt không còn đủ để bôi trơn đầu khớp. Dần dần dẫn đến sự lắng đọng canxi và gây ra bệnh gai khớp gối.
Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi với tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Vì vậy mỗi người cần nâng cao kiến thức về tình trạng này để có biện pháp thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gai khớp gối
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gai khớp gối thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể
Cuộc sống của mỗi người đều tuân theo quy luật sinh lão bệnh tử. Vì vậy, khi về già chức năng của các bộ phận trên cơ thể dần bị suy yếu khiến xương khớp không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đã gây ra tình trạng khô khớp, giòn xương, thoái hóa khớp. Từ đó hình thành nên các gai xương chèn ép lên dây thần kinh và gây ra hiện tượng căng cơ cứng, khớp, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
- Gai khớp gối do mang thai
Trong thời gian mang thai, phần lớn chất dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể đều tập trung để nuôi dưỡng bào thai giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Như vậy nguồn dưỡng chất cung cấp cho xương khớp sẽ bị giảm dần theo sự phát triển của thai nhi. Dần dần đã đẩy nhanh tốc độ thoái hóa xương khớp và gây ra bệnh gai khớp gối.
- Chấn thương khớp
Các chấn thương khớp như trật khớp, bong gân, gãy xương,… rất thường gặp trong quá trình lao động sản xuất và trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Lúc này lượng canxi và chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ tập trung sửa chữa các vị trí bị chấn thương. Trong quá trình này có thể xảy ra tình trạng “lệch nhịp” khiến cho bề mặt xương không được chữa lành như ban đầu mà bị biến dạng và xuất hiện các gai xương.
- Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu y học cho biết, những người được sinh ra từ gia đình có bố hoặc mẹ gặp vấn đề về xương khớp thì hệ xương khớp của người đó cũng không thực sự khỏe mạnh. Quá trình thoái hóa xương khớp sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn so với người khác. Dần dần sẽ dẫn tới bệnh gai khớp gối.
Ngoài ra, bệnh gai khớp gối còn có thể mắc phải do một số nguyên nhân khác như: Thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên lao động nặng nhọc, thừa cân, béo phì,…
Dấu hiệu gai khớp gối
Những biểu hiện, triệu chứng dưới đây cho biết bạn đang bị gai khớp gối:
- Đầu gối bị đau dữ dội và không thể kiểm soát được
- Khả năng chuyển động của đầu gối bị thu hẹp phạm vi và hạn chế
- Khớp gối bị yếu, cảm giác bị tê, ngứa ran ở đầu gối
- Khớp đầu gối bị cứng
- Khi mở rộng hoặc uốn cong đầu gối cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn
Những triệu chứng gai khớp gối có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào gai xương ở khớp gối nhỏ hay lớn.
Gai khớp gối có nguy hiểm không?
Gai khớp gối gây ra những cơn đau nhức ở vùng khớp gối khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng và có thể khắc phục được bằng các cách chữa khác nhau. Theo các chuyên gia xương khớp hàng đầu cho biết, gai khớp gối hầu hết không nguy hiểm, không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh như:
- Gai xương phát triển lớn gây ra những cơn đau đớn dữ dội, đau tăng nặng hơn khi di chuyển
- Dây thần kinh ở đầu gối bị tổn thương vĩnh viễn
Chính vì thế, khi có dấu hiệu, biểu hiện của bệnh, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra để có biện pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa gai khớp gối
Những biện pháp được sử dụng trong điều trị gai khớp gối gồm:
Chữa gai khớp gối bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây thường được sử dụng cho người mắc bệnh gai khớp gối gồm có:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol,…
- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid: Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là: Etoricoxib, Diclofenac, Piroxicam,….
- Thuốc giảm đau dạng tiêm: Mỗi đợt tiêm 2 – 3 mũi, không sử dụng quá 4 mũi/ liệu trình
- Thuốc chữa gai khớp gối dạng bôi ngoài da
- Thuốc cải thiện triệu chứng bệnh tác dụng chậm: Glucosamine sulfate, Chondroitin, Acid hyaluronic,….
Lưu ý: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc Tây chữa bệnh gai khớp gối khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Chữa gai khớp gối bằng vật lý trị liệu
Ở các trường hợp mắc bệnh gai khớp gối mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các bài tập co duỗi khớp, bài tập nâng chân, xoa bóp, massage,… để cải thiện tình trạng đau nhức. Kiên trì thực hiện các liệu pháp này đều đặn hàng ngày sẽ đem lại tác dụng giảm đau, hỗ trợ phục hồi sức khỏe rất tốt.
Mẹo dân gian chữa gai khớp gối
Cách 1: Dùng bột nghệ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tinh bột nghệ: 1 thìa
- Lòng đỏ trứng gà: 2 cái
- Dầu dừa: 2 thùa
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh đánh đều các nguyên liệu với nhau rồi ăn trực tiếp trước bữa ăn
- Thực hiện bài thuốc đều đặn 1 – 2 lần/ ngày. Sau khoảng 30 ngày các triệu chứng đau nhức, tê mỏi do bệnh gai khớp gối gây ra sẽ được khắc phục đáng kể
Cách 2: Chữa gai khớp gối bằng lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá lốt tươi, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, rễ cây bưởi bung: 30g mỗi loại
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước
- Cắt nhỏ nguyên liệu sau đó đem sao vàng
- Sắc hỗn hợp với 3 chén nước, đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp
- Chia nước thuốc thành 3 lần uống, dùng hết trong ngày
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện
Phẫu thuật chữa gai khớp gối
Phẫu thuật chữa gai khớp gối được thực hiện khi việc sử dụng thuốc điều trị không đạt được kết quả tốt. Đây được xem là biện pháp cuối cùng trong việc chữa bệnh gai khớp gối giúp bảo toàn chức năng vận động của khớp gối.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện trong các kỹ thuật như: Nội soi, ghép mảnh sụn, phẫu thuật cắt gai khớp gối, phẫu thuật mài gai xương,… Tỷ lệ thành công của các phẫu thuật có thể đạt đến khoảng 90%. Tuy nhiên quá trình thực hiện cũng có thể gây ra một số rủi ro không mong đợi và để lại những di chứng nguy hiểm hậu phẫu. Bên cạnh đó, chi phí của một ca phẫu thuật cũng là một con số không nhỏ.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến mọi người một số thông tin về bệnh gai khớp gối và cách khắc phục đang được áp dụng phổ biến. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!