Cứng khớp gối do đâu? Phục hồi chức năng khớp gối

Rate this post

Cứng khớp gối là tình trạng khớp bị căng cứng không thể vận động một cách bình thường. Điều này có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng cứng khớp gối?

Nguyên nhân cứng khớp gối

Cứng khớp gối là tình trạng xảy ra khi sụn khớp, dây chằng, gân cơ,… quanh khớp kém linh hoạt. Từ đó khiến cấu trúc xung quanh khớp gối bị xơ cứng và dính chặt lại với nhau. Lúc này biên độ vận động khớp bị giới hạn rõ rệt và gây ra cảm giác đau nhức khi di chuyển.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng cứng khớp gối có thể bạn chưa biết:

Cứng khớp gối sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật người bệnh cần có một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi để cơ thể dần phục hồi về thể trạng ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh cần hạn chế di chuyển, hạn chế vận động để tránh tác động đến vết thương.

Việc nằm “bất động” trong một khoảng thời gian dài đã gây ra sức ì cho gân cơ, sụn khớp, dây chằng,…. Từ đó gây ra tình trạng cứng khớp, khó cử động khớp sau phẫu thuật.

Cứng khớp gối sau phẫu thuật

Ngoài ra, hiện tượng cứng khớp sau phẫu thuật cũng có thể xảy ra do di chứng hậu phẫu. Phẫu thuật biện pháp điều trị bệnh đòi hỏi kỹ thuật rất cao, người thực hiện phải có trình độ chuyên môn vững vàng và tay nghề dày dặn cùng với hệ thống thiết bị y tế tối tân, hiện đại mới có thể đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Thế nhưng tất cả các ca phẫu thuật đều tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Trong đó hiện tượng cứng khớp là một trong những di chứng thường gặp nhất.

Cứng khớp gối sau bó bột

Thông thường khi bó bột, vị trí bị chấn thương phải được cố định trong khoảng 4 – 6 tháng. Như vậy khớp xương phải bất động trong một khoảng thời gian dài khiến cho các mô mềm, dây chằng xung quanh cũng mất dần đi sự đàn hồi và có dấu hiệu bị xơ hóa. Cộng với việc tuần hoàn máu đến vị trí bị chấn thương kém hiệu quả hơn bình thường. Tất cả những yếu tố này đều gây ra tình trạng cứng khớp và làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Cứng khớp do bệnh về xương khớp

Viêm khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp,… là các bệnh mãn tính về xương khớp rất thường gặp. Bệnh gây ra sự chèn ép tủy sống, dây thần kinh, dây chằng….Gây ra cảm giác đau nhức rất khó chịu. Cộng với việc tuần hoàn hoàn máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng đã gây ra tình trạng căng cơ, cứng khớp khiến người bệnh không thể vận động một cách bình thường.

Hiện tượng cứng khớp do bệnh về xương khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và khi thời tiết trở lạnh. Cơn co cứng khớp có thể diễn ra trong vài phút cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.

Ngoài các nguyên nhân thường gặp nêu trên, cứng khớp gối cũng có thể xảy ra do yếu tố bẩm sinh hoặc do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Nhất là các loại thuốc giảm đau đường tiêm chất nhờn khớp gối rất dễ khiến người bệnh bị cứng khớp gối.

Cứng khớp do bệnh về xương khớp

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cứng khớp gối

Cứng khớp gối ở mức độ nhẹ có thể phục hồi bằng các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp. Cụ thể, trong các trường hợp này mọi người có thể tham khảo một số bài tập sau:

Bài tập cử động khớp

Đây là bài tập khá đơn giản bạn có thể thực hiện ngay trên giường ở tư thế ngồi hoặc nằm đều được.

Để hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối bạn chỉ cần thực hiện động tác co duỗi khớp trong khoảng 45 giây. Thực hiện lặp lại liên tục trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần và kiên trì tập khoảng 3 – 4 hiệp mỗi ngày hiện tượng cứng khớp gối sẽ được cải thiện đáng kể.

Phục hồi chức năng khớp bằng cách chườm nóng

Người bệnh sử dụng túi chườm đựng nước nóng với nhiệt độ thích hợp. Sau đó chườm lên các vị trí bị đau nhức trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện liệu pháp đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp khắc phục tình trạng cứng khớp hiệu quả.

Bài tập xoa nắn khớp

Bài tập xoa nắn vị trí các vị trí khớp bị căng cứng sẽ giúp thư giãn dây thần kinh, làm mềm cơ và kích thích tuần hoàn máu đến các mô mềm quanh khớp. Nhờ vậy tình trạng cứng khớp cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Khi áp dụng người bệnh nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động lực quá mạnh làm tổn thương mô cơ. Cũng không nên dùng các loại dầu nóng vì sẽ làm cho khớp bị xơ cứng và sưng phồng khiến triệu chứng bệnh tăng nặng hơn.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cứng khớp gối

Bài tập sinh hoạt bình thường

Sau khi sức khỏe được phục hồi hoặc phần khớp bị bó bột đã được tháo ra thì bạn nên tập cử động khớp, di chuyển, đi lại nhẹ nhàng và chậm rãi quanh nhà. Nên tập đi lên, đi xuống cầu thang trong khoảng 10 – 15 phút/ lần sẽ giúp tăng cường tính linh hoạt cho gân cơ, dây chằng giúp xương khớp vận động trơn tru và dẻo dai hơn.

Phục hồi chức năng khớp gối bằng bài tập giãn gân cơ đùi sau

Bài tập này đem lại tác dụng tối trong việc cải thiện biên độ vận động khớp và hạn chế các chấn thương về sau trong quá trình lao động, sinh hoạt.

Để áp dụng bài tập này người bệnh chỉ cần nằm ngửa trên sàn nhà với tư thế thả lỏng rồi dùng một dải khăn mềm vòng qua bàn chân trái. Sau đó nâng cao chân và dùng 2 tay nắm chặt 2 đầu dải khăn. Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây để cảm nhận sự căng cơ dọc phía sau đùi. Thực hiện bài tập khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và đổi chân sẽ giúp khắc phục tình trạng cứng khớp hiệu quả.

Bài tập giãn cơ bắp chân

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh chống tay vào ghế hoặc tường để giữ thăng bằng cơ thể
  • Chân trái gập lại, chân phải bước từng bước ra phía sau và kéo giãn sao cho gót chân chạm sàn và cảm thấy được lực căng của chân phải
  • Duy trì tư thế tập trong khoảng 20 giây sau đó thu cơ thể về vị trí ban đầu
  • Thực hiện lặp lại động tác nhưng đổi chân
  • Áp dụng bài tập đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút sẽ giúp phục hồi chức năng khớp gối rất tốt

Nội dung bài viết cho thấy hiện tượng cứng khớp gối có thể xảy ra đỏ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và kiên trì tập luyện thì tình trạng này có thể sớm khắc phục một cách hiệu quả, an toàn. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ