Nhiều người đang truyền tai nhau về bài thuốc cây lá cẩm chữa gai cột sống trong thời gian gần đây trên các diễn đàn online. Phương pháp này liệu có đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân hay không? Cách thực hiện như thế nào? Bạn đọc nếu đang quan tâm đến chủ đề nêu trên thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị được tổng hợp trong bài viết hôm nay!
Cách chữa gai cột sống bằng lá cẩm
Lá cẩm vốn không phải loài cây xa lạ với người dân Việt Nam. Nó vừa được trồng làm cảnh vừa được sử dụng như một loại phẩm màu tự nhiên cho các món ăn như xôi hay chè. Khu vực phân bố chủ yếu của cây lá cẩm là các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực Trung – Nam Bộ như Cao Bằng, Yên Bái, Bình Định, Quảng Nam,… Tuy nhiên, không có nhiều người biết rằng lá cẩm còn có một công dụng khác, đó là chữa bệnh gai cột sống.
Theo y học cổ truyền, lá cẩm có vị ngọt, tính bình, tác dụng chính của vị thuốc là chỉ thống, thanh nhiệt, tiêu thũng và giải độc. Lá cẩm có thể được sử dụng trong các bài thuốc trị bong gân, đau nhức xương khớp, viêm phế quản cấp, ho ra máu, kiết lỵ,….
Còn theo như y học hiện đại, trong lá cẩm có chứa một hàm lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa anthocyanin. Hoạt chất này có khả năng chống viêm mạnh mẽ, sở hữu nhiều công dụng tốt như giảm đau, giảm sưng tấy và tiêu viêm.
Các bài thuốc dùng lá cẩm chữa gai cột sống phổ biến hiện nay gồm có:
Bài thuốc lá cẩm và muối hạt
Đây là một bài thuốc dạng đắp có công thức kết hợp giữa muối hạt và lá cẩm. Theo Đông y, muối hạt nếu sử dụng với liều lượng thích hợp có thể giúp lương huyết, tả hỏa, nhuận táo đồng thời kháng khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả.
Đối với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị: 50g lá cẩm tươi, 10g muối hạt.
Các bước thực hiện như sau:
- Lá cẩm đem rửa sạch, vớt ra để ở rổ cho ráo nước rồi dùng dao cắt thành các miếng nhỏ.
- Cho lá cẩm đã chuẩn bị vào cối giã nhuyễn, sau đó thêm muối hạt và trộn đều.
- Bắc chảo lên bếp, đợi đến khi bề mặt chảo nóng thì cho hỗn hợp lá cẩm và muối hạt vào sên khô.
- Đợi đến khi hỗn hợp đủ ấm thì dùng đắp, chườm lên vùng lưng hoặc cổ gáy đau nhức do gai cột sống. Thời gian đắp thuốc rơi vào khoảng 20 đến 30 phút.
Bài thuốc lá cẩm và trứng gà
Với những bệnh nhân không có nhiều thời gian chuẩn bị bài thuốc chườm đắp thì có thể thử áp dụng bài thuốc lá cẩm, trứng gà này. Theo Đông y, trứng gà ta có vị ngọt, tình bình, có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe và mạnh gân cốt.
Còn theo các nghiên cứu khoa học, trứng gà chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin, giúp chống lão hóa, cải thiện độ dẻo dai của xương khớp và phòng chống các tình trạng tắc mạch do cholesterol.
Với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn các nguyên liệu sau: 6 lá cẩm loại còn non, 3 trái trứng gà.
Các bước thực hiện như sau:
- Lá cẩm rửa sạch với nước lạnh rồi ngâm trong nước muối pha loãng từ 15 đến 20 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Dùng dao băm nhỏ lá cẩm, chia thành 3 khẩu phần bằng nhau.
- Trứng sau khi rửa thì bỏ vào nồi, thêm vào chút giấm trắng và luộc chín.
- Người bệnh chia cả trứng và lá cẩm thành 3 phần, mỗi phần dùng trước bữa sáng, trưa, tối khoảng 30 phút. Người bệnh ăn cùng lúc lá cẩm sống và trứng gà.
- Bài thuốc này cần thực hiện trong thời gian lâu dài, khoảng 1 đến 2 tháng mới nhận thấy tác dụng.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến bài thuốc cây lá cẩm chữa gai cột sống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh nên thận trọng theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có các dấu hiệu bất thường thì nên ngừng dùng thuốc và đi khám tại bệnh viện.
Tin liên quan:
- Tập yoga chữa gai cột sống có tốt không? Các bài tập tại nhà hiệu quả
- 3 bài thuốc đắp trị gai cột sống hiệu quả bạn nên biết