Đau lưng không cúi được là triệu chứng đã quen thuộc khi có quá nhiều người mắc phải. Nhiều người cho rằng, tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của bệnh lý liên quan đến cột sống. Vậy, triệu chứng này cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân gây đau lưng không cúi được
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây đau lưng không cúi được xuất phát từ các tổn thương ở xương, cột sống. Do đó, có thể xác định tình trạng bệnh và cách điều trị dựa vào tác nhân gây ra nó. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng này.
Tuổi tác
Chứng đau lưng không thể cúi người xảy ra nhiều nhất ở người cao tuổi. Theo thời gian, cơ thể dần lão hoá và bắt đầu có những dấu hiệu xuống cấp. Trong đó, khô khớp, xơ hoá ở xương là những biểu hiện đầu tiên.
Người bệnh thường gặp các cơn đau nhức khi cử động. Lâu dần, nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau lưng xuất hiện dày đặc hơn. Theo đó, người bệnh có thể không làm chủ được cột sống lưng, khiến việc cúi người gặp khó khăn.
Chấn thương
Chấn thương khi làm việc hoặc tai nạn giao thông có thể gây ra tổn thương nặng nề cho cột sống. Tuỳ vào mức độ mà người bệnh có thể đau lưng trong thời gian hoặc biến chuyển sang mãn tính. Những biến chứng ở lưng có thể khó phục hồi. Do đó, khả năng cao người bệnh sẽ phải chịu đựng cơn đau lưng không cúi được.
Vận động quá mạnh
Sự nhiệt tình khi tham gia các hoạt động thể thao có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho cột sống lưng. Việc duy trì cường độ tập luyện cao sẽ khiến các đốt sống bị suy giảm nhanh chóng. Đầu tiên là biểu hiện đau vùng thắt lưng trong một thời gian.
Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên thư giãn, giảm cường độ tập luyện để cột sống được hồi phụ từ từ. Nếu điều này không được thực hiện, người bệnh khó có thể cúi người hoặc kể cả động tác đơn giản như khom lưng. Do đó, bạn đọc có thể thấy tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi đối với sự phục hồi và phát triển của cơ thể.
Dấu hiệu bệnh lý
Triệu chứng đau lưng không cúi người được có thể đang cảnh báo một căn bệnh về lưng mà nhiều người thường bỏ qua. Tuỳ vào mức độ và giai đoạn mà người bệnh có thể đau nhiều, đau ít, có thể khom người hoặc không. Theo các chuyên gia, hiện tượng này là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây.
- Thoái hoá cột sống: Thoái hoá khiến cột sống bị khô do thiếu chất nhầy. Các hoạt động tại đây trở nên kém linh hoạt hơn hẳn so với người bình thường. Theo đó, cơn đau lưng còn kéo theo tình trạng khó khăn khi nghiêng, cúi người,…
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là một căn bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng. Các chuyên gia cho biết, thoát vị đĩa đệm biểu thị tình trạng đĩa đệm bị lỗi ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến rễ thần kinh và các bộ phận xung quanh mà thể hiện ở việc không cúi người được kèm theo đau lưng dữ dội.
- Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa có chiều dài từ thắt lưng, rẽ nhánh đi xuống 2 chân và kết thúc tại ngón chân. Vì nhiều nguyên do, người bệnh có thể bị đau thần kinh tọa, biểu hiện là đau lưng khi cố gắng cúi người. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi lại.
- Gai cột sống: Tình trạng các mỏm gai sắc nhọn nhô ra tại đốt sống gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với khớp, dây thần kinh, các cơ liên quan. Từ đó, các vận động thường ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Đơn giản như việc cúi người cũng khó có thể làm được.
Sai tư thế
Ngồi sai tư thế luôn là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra triệu chứng đau lưng không cúi người được. Đặc biệt là những người làm việc trong môi trường văn phòng. Việc thường xuyên ngồi một chỗ, ít đi lại, ít đổi tư thế khiến cột sống bị tê cứng, cơn đau dần xuất hiện rõ ràng hơn. Chính vì vậy, hãy đổi dáng ngồi hoặc tập một vài động tác cơ bản để cột sống linh hoạt hơn.
Trên đây là những tác nhân phổ biến gây ra chứng đau lưng không cúi người được. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, việc điều trị nên được thực hiện sớm, tránh hậu quả nặng nề về sau. Cải thiện triệu chứng này như thế nào? Hãy theo dõi trong phần tiếp theo.
Cách chữa đau lưng không cúi được
Hiện nay, với sự tiến bộ về y học, đã có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau lưng không cúi người được. Các tác nhân được kể trên có thể quyết định khả năng hồi phục của người bệnh. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp người bệnh giải quyết triệu chứng này.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là một phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc cải thiện các cơn đau. Các loại thuốc được kê đơn bao gồm: Thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm NSAIDS, thuốc chứa corticoid và một số kháng sinh cần thiết khác. Liều lượng và liệu trình sử dụng các loại thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp quá liệu hoặc làm dụng, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tuỳ ý sử dụng dẫn đến hậu quả khó lường. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Người bệnh có thể tham khảo chuyên gia và cần nhắc khi kết hợp.
Điều trị theo dân gian
Đau lưng không cúi được là tình trạng phổ biến ở nhiều người cao tuổi nhiều năm qua. Do đó, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên, chẳng hạn như cây xương rồng, lá lốt, có xước…. Người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn và áp dụng tại nhà một cách đơn giản.
Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng, phương pháp này chỉ cải thiện những trường hợp đau lưng nhẹ hoặc chưa bị ảnh hưởng bởi bệnh lý về xương. Hơn nữa, tùy vào thể thể trạng mà có người điều trị thành công hoặc cũng có thể không có hiệu quả. Do đó, nếu áp dụng trong thời gian dài nhưng tình hình không khả quan hơn, hãy đến bệnh viện để thăm khám sớm nhất có thể.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được đề ra sau cùng khi các cách trên không đem lại hiệu quả cho người bệnh. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để bảo toàn tính mạng cho người bệnh khi trong giai đoạn bệnh nặng. Tuỳ vào mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phẫu thuật phù hợp. Các di chứng hậu phẫu có thể theo người bệnh suốt đời. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Bài viết trên đây là nguyên nhân và cách chữa chứng đau lưng không cúi được. Ngoài các cách điều trị trên, người bệnh cũng nền tập trung vào chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để hồi phục nhanh hơn. Chúc các bạn luôn khỏe!
>> Tin liên quan: Đau nhói lưng bên trái sau tim, bên phải là biểu hiện bệnh gì?