Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? Thuốc trị hiệu quả

Rate this post

Đau lưng mỏi gối là tổn thương rất phổ biến ở người cao tuổi hoặc những người làm những công việc đặc thù. Những người thường xuyên phải di chuyển, khuân vác vật nặng. Tuy nhiên đa số mọi người đều lầm tưởng đây là tác động vật lý lên cơ thể mà không biết rằng đau lưng mỏi gối là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì?

Đau lưng mỏi gối là tín hiệu cho thấy chức năng xương khớp, hệ vận động của bạn đang gặp phải một hoặc nhiều bệnh về xương khớp. Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, triệu chứng đau lưng mỏi gối có thể phản ánh nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là những căn bệnh dưới đây:

Gai cột sống

Gai cột sống là sự mọc thêm các mỏm gai ở thân cột sống và chèn ép lên các cơ quan xung quanh. Bao gồm cơ, dây thần kinh và dây chằng. Vì vậy, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau lưng dữ dội hoặc âm ỉ tùy theo mức độ bệnh đang gặp phải.

Trong trường hợp bệnh không được can thiệp sớm, các mỏm gai sẽ tiếp tục phát triển, chèn ép lên dây thần kinh tọa. Từ đó kéo theo triệu chứng đau mỏi gối, ảnh hưởng rất lớn đến các cử động, sinh hoạt của người bệnh.

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tổn thương về xương khớp rất phổ biến ở người cao tuổi và những người lao động nặng, làm việc sai tư thế. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị phồng lồi và xê dịch ra khỏi vị trí tiếp giáp giữa hai đốt sống liền kề. Lúc này các đĩa đệm sẽ chèn ép lên dây thần kinh và gây ra triệu chứng đau lưng mỏi gối.

Bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối chủ yếu xảy ra theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi tác khiến cho khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng của cơ thể dần suy giảm khiến khớp gối không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn khớp, giảm dịch nhầy khớp. Gây ra hiện tượng đau lưng mỏi gối khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và đau đớn trong các hoạt động thường ngày.

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những thủ phạm điển hình gây ra tình trạng đau lưng mỏi gối. Nguyên nhân là do viêm khớp sẽ gây ra các phản ứng viêm và sưng tấy khớp. Các phản ứng này cũng sẽ tăng áp lực lên thần kinh và cơ khớp từ đó gây ra các cơn đau dọc theo dây thần kinh với triệu chứng đặc trưng là đau lưng mỏi gối.

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch là hiện tượng túi dịch khớp ở dưới gân bị viêm nhiễm khi bị chấn thương hoặc chịu sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Khi bị viêm, túi hoạt dịch sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ giảm lực ma sát giữa khớp xương. Vì vậy việc cử động, di chuyển khớp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đau đớn, kèm theo hiện tượng đau lưng mỏi gối.

Nguyên nhân đau lưng mỏi gối

Bệnh phụ khoa

Trong một số trường hợp, đau lưng mỏi gối cũng là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung,….

Nguyên nhân là do các khối u và triệu chứng viêm nhiễm diễn ra bên trong ổ bụng tác động lên các dây thần kinh liên quan. Các dây thần kinh này chạy dọc cơ thể nên sẽ gây ra các cơn đau cả bên trên và bên dưới. Vì vậy người bệnh thường xuyên gặp phải hiện tượng đau lưng mỏi gối với tính chất cơn đau khác nhau.

>> Có thể bạn chưa biết: Đau lưng không cúi được do nguyên nhân nào?

Thuốc trị đau lưng mỏi gối

Việc sử dụng thuốc trị đau lưng mỏi gối sẽ tùy thuộc vào căn bệnh cũng như mức độ tổn thương đang gặp phải. Thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn chỉ định sử dụng các nhóm thuốc dưới đây:

Nhóm thuốc có công dụng giảm đau

Thuốc giảm đau được phân loại thành 2 nhóm, bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng, sức khỏe và tính chất cơn đau để kê đơn thuốc phù hợp nhất. Cụ thể:

  • Thuốc giảm đau nhóm I: Nhóm thuốc này gồm có các loại chính là aspirin, paracetamol và thuốc chống viêm không có thành phần steroid. Thuốc được dùng cho các trường hợp đau lưng mỏi gối dạng nhẹ và trung bình. Thuốc có thể phát huy công dụng sau khoảng 30 phút được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên thuốc có thể chuyển hóa qua gan nên sẽ tiềm ẩn một số tác dụng phụ nguy hiểm cho gan, thận,…
  • Thuốc giảm đau nhóm II: Thuốc phù hợp với tình trạng đau lưng mỏi gối mức độ trung bình, có thể kết hợp với các loại thuốc giảm đau thần kinh ngoại biên để tăng tác dụng điều trị. Mặc dù vậy người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này để tránh gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn.
  • Thuốc giảm đau nhóm III: Đây là nhóm thuốc có tác dụng nhanh, giảm nhanh các triệu chứng đau nhức dữ dội. Nhằm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng nó có thể gây nghiện nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá liều khuyến cáo.

Thuốc trị đau lưng mỏi gối

Nhóm thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm có công dụng cải thiện phản ứng viêm thông qua việc kiểm soát và ức chế hoạt chất trung gian gây viêm. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng giảm đau, thường được sử dụng cho những trường hợp đau lưng mỏi gối kèm theo triệu chứng sưng viêm.

Thuốc chống viêm có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến dạ dày và thận. Do đó mọi người cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.

Nhóm thuốc giãn cơ

Hiện tượng đau lưng mỏi gối có thể sẽ gây ra triệu chứng co cứng cơ. Vì vậy, sử dụng thuốc giãn cơ là việc cần thiết trong điều trị đau lưng mỏi gối. Thuốc giúp thư giãn cơ bắp và hệ thống dây thần kinh, dây chằng liên quan. Từ đó giúp tăng cường sự linh hoạt cho cơ, bắp và các cử động bình thường của lưng, đầu gối.

Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc Tây nói chung và thuốc giãn cơ nói chung đều tiềm ẩn rất nhiều tác dụng không mong đợi. Vì thế người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Qua bài viết trên đây có thể thấy đau lưng mỏi gối là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh lý về xương khớp. Việc điều trị có thể thực hiện bằng thuốc Tây nhưng cần thận trọng khi sử dụng để tránh xảy ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích.

>> Tìm hiểu: Đau nhói lưng bên trái sau tim, bên phải là biểu hiện bệnh gì?

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ