Gai đôi cột sống s1 là gì? Có nguy hiểm không?

Rate this post

Nhiều người quan tâm gai đôi cột sống S1 có phải là bệnh lý nguy hiểm và có chữa được không? Thực tế, gai đôi cột sống S1 nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Để có thông tin chi tiết, mời bạn tìm hiểu bài viết!

Gai đôi cột sống s1 là gì?

Gai đôi cột sống là tình trạng thoái hóa cột sống thường do bẩm sinh hoặc quá trình thoái hóa. Người bị gai đôi cột sống có xương sống tách làm hai phần. Gai đôi cột sống thường xảy ra ở hai vị trí chính là đốt sống S1 (đốt sống cùng) và đốt sống L5. Trong đó, bệnh xảy ra ở vị trí đốt sống S1 là phổ biến nhất.

Đốt sống S1 là đốt sống cùng với vị trí thấp nhất của xương cột sống. Vị trí này được ví như bản lề chịu lực của cột sống. Đốt sống S1 có chức năng chịu lực và sức ép của trọng lượng cơ thể.

Phần gai đôi cột sống S1 do sự lắng đọng canxi ở đốt sống và đĩa sụn bởi cơ chế tự bù đắp những tổn thương của cơ thể. Bệnh gai đôi cột sống S1 thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lao động nặng, người già, bị chấn thương…. Đối với gai đôi cột sống S1 bẩm sinh, trung bình cứ khoảng 2000 trẻ sẽ có 4 trẻ mắc bệnh.

Gai đôi cột sống s1

Những người bị gai đôi cột sống S1 sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, đặc biệt khi nghiêng, cúi, xoay, khom hay ưỡn người. Đau tăng lên khi người bệnh ăn no, đứng lâu hoặc cúi người đột ngột. Đau tăng lên khi người bệnh ấn hoặc chạm mạnh vào vùng đốt sống S1.

Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng liên quan đến vận động như tê, liệt, nhức mỏi chân khi bị gai đôi cột sống S1.

Gai đôi s1 có nguy hiểm không?

Gai đôi cột sống là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, khi bệnh xảy ra ở vị trí đốt sống S1 rất dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị gai đôi cột sống S1 sớm, người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề như:

  • Dau dây thần kinh tọa: Khi bị gai đôi cột sống S1, người bệnh có nguy cơ đối mặt với việc các gai cột sống chèn lên dây thần kinh tọa dẫn đến buốt dọc sống lưng. Đau dây thần kinh tọa nếu để lâu ngày có thể lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân… khiến người bệnh khó chịu khi vận động và mất ngủ ban đêm.
  • Đau dây thần kinh liên sườn: Gai đôi cột sống S1 có thể dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn. Điều này gây ra trở ngại cho cuộc sống và vận động của người bệnh, dẫn đến các cơn đau nhức khi làm việc sai tư thế, hắt hơi, ho…
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi các gai xương ở vùng cột sống to sẽ ảnh hưởng đến bao xơ đĩa đệm. Do đó, người bị gai đôi cột sống thường có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức ở vùng cột sống.
  • Mất khả năng vận động: Khi bệnh gai đôi cột sống ngày càng tăng nặng và lan ra các vùng xương khớp khác có thể dẫn đến mất khả năng vận động.
  • Đại tiểu tiện bị rối loạn, không tự chủ.
  • Liệt chi dưới, mất cảm giác chân.
  • Vẹo cột sống: Những đốt sống ở thắt lưng có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ chức năng và đường cong cột sống. Khi bị gai đôi cột sống S1 khiến cấu trúc này bị ảnh hưởng khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ cong vẹo và ảnh hưởng đến khả năng lao động.

Gai đôi s1 có nguy hiểm không

Nhìn chung, gai đôi cột sống S1 là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi xuất hiện những cơn đau ở vùng thắt lưng và nghi ngờ bệnh, bạn cần đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Chữa gai đôi cột sống s1

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, một số phương pháp phổ biến thường được lựa chọn điều trị gai đôi cột sống S1 là:

Uống thuốc tây điều trị gai đôi cột sống S1

Các loại thuốc tây được chỉ định với tác dụng giúp giảm đau nhanh cho người bệnh cũng như kiểm soát để giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Một số loại thuốc tây trị bệnh bao gồm:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Nhóm thuốc giảm đau giúp giảm nhanh cảm giác đau đớn do bệnh gây ra. Các loại thuốc giảm đau thường là paracetamol, codein… Ngoài ra, một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cũng được lựa chọn nhiều là celecoxib, ibuprofen, diclofenac…
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Đây là nhóm thuốc giúp giảm cảm giác khó chịu do gai đôi cột sống S1 gây ra. Một số thuốc trong danh mục này là: Mydocalm, Myonal, Decontractyl…
  • Vitamin thuộc nhóm B: Giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý và giảm những biến chứng ảnh hưởng đến xương khớp.

Phương pháp điều trị bằng thuốc tây y cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi việc quá lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với các cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch…

Uống thuốc tây điều trị gai đôi cột sống S1

Phương pháp vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu giúp hỗ trợ người bệnh gai đôi cột sống S1 giảm đau và tăng khả năng phục hồi hoạt động xương khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là: massage, xoa bóp, châm cứu, dùng tia hồng ngoại, tập các bài tập thể dục theo hướng dẫn… Đây là phương pháp hỗ trợ giảm đau nhức an toàn và tốt cho toàn bộ hệ xương khớp.

>> Xem thêm:

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được các bác sĩ chỉ định khi gai đôi cột sống S1 nặng và gây ra những biến chứng đến hệ thần kinh. Theo đó, phương pháp phẫu thuật giúp khắc phục các vấn đề hiện tại nhanh tuy nhiên có nguy cơ để lại biến chứng sau này.

Nhìn chung, gai đôi cột sống S1 là một căn bệnh không nên xem thường. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Do đó, nếu được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng không mong muốn. Chúc bạn kiểm soát bệnh tốt!

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ