Đau đầu gối nhưng không sưng không làm ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy hiện tượng này là dấu hiệu của bệnh gì? phòng ngừa và điều trị như thế nào?
Nguyên nhân đau đầu gối nhưng không sưng
Đau đầu gối nhưng không sưng có thể diễn biến nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh. Cơn đau có thể lan tỏa từ đầu gối xuống bắp chân, bàn chân kèm theo cảm giác đau nhức, tê ran rất khó chịu.
Hiện nay có rất nhiều người đang mắc phải tình trạng này nhưng lại không xác định được nguyên nhân. Điều này khiến cho việc phòng ngừa, điều trị còn rất nhiều hạn chế.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
Sự lão hóa khớp gối do tuổi tác
Càng về già, chức năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng càng trở nên kém hiệu quả. Trong khi đó, khớp gối giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng như di chuyển, nâng đỡ cơ thể,…Khi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng quá trình lão hóa diễn ra sớm với tốc độ nhanh hơn. Từ đó gây ra hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh. Từ đó gây ra các phản ứng đau nhức, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Tình trạng này thường chỉ gây ra cảm giác đau, khó cử động khớp mà không kèm theo triệu chứng sưng khớp.
Bệnh viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là một chiếc túi chứa đầy dịch nhầy bên trong. Nó có nhiệm vụ bôi trơn khớp, làm giảm độ ma sát của các đầu khớp. Giúp các cử động khớp diễn ra nhịp nhàng, linh hoạt. Khi bao hoạt dịch bị viêm đồng nghĩa với việc sự đầu khớp sẽ tăng cường sự ma sát. Từ đó gây ra triệu chứng đau đầu khối nhưng không sưng.
Căn bệnh này rất thường xảy ra khi khớp gối bị chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng khô khớp, cứng khớp, dính khớp. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái tê liệt tạm thời.
Đau đầu gối nhưng không sưng do bệnh gout
Gout là một trong những bệnh về xương khớp rất phổ biến ở nước ta. Bệnh xảy ra do sự tích tụ acid uric ở các đầu khớp nhỏ, tập trung nhiều nhất là ở khớp ngón tay, ngón chân, khớp bàn tay, gót chân,… Khi diễn tiến sang giai đoạn nặng bệnh mới gây ra tình trạng sưng khớp. Còn ở giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh mới dừng ở việc đau khớp, khó cử động khớp cứng khớp,… nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về khớp khác.
Bệnh lao cột sống gây đau đầu gối nhưng không sưng
Đặc điểm của bệnh lao cột sống là xuất hiện các triệu chứng đau nhức âm ỉ khi nghỉ ngơi. Khi hoạt động mạnh hoặc lao động nặng nhọc thì tình trạng đau nhức lại bùng phát dữ dội. Tính chất cơn đau thường có xu hướng lặp lại nhiều lần trong ngày nhưng chỉ gây đau đầu gối nhưng không sưng.
Đau đầu gối nhưng không sưng do thừa cân béo phì
Như mọi người đã biết, khớp gối là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng lực phần thân trên cơ thể. Do đó tình trạng thừa cân, béo phì đã tạo ra sức ép nặng nề cho khớp gối. Khi di chuyển và hoạt động người bệnh thường có cảm giác ì ạch, kém linh hoạt. Kèm theo đó là tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng.
Thừa cân béo phì là bệnh rối loạn chuyển hóa rất nguy hiểm. Nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp. Kéo theo đó là hàng loạt bệnh lý khác có thể đe dọa đến tính mạng như mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bệnh huyết áp, tim mạch.
Cách phòng ngừa và điều trị
Đau đầu gối nhưng không sưng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Thế nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nếu chú ý đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả mọi người nên áp dụng:
- Duy trì vóc dáng cân đối với cân nặng hợp lý. Tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát gây áp lực lớn cho khớp gối khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn phù hợp, vừa sức. Điều này sẽ giúp củng cố chức năng xương khớp, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện tính linh hoạt cho sụn khớp.
- Hạn chế lao động quá sức, không mang vác vật nặng để giảm áp lực cho khớp
- Nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn cơ thể để giúp phục hồi chức năng khớp và cải thiện triệu chứng đau đầu khối nhưng không sưng hiệu quả
- Tránh thức nguy và nên ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng, phục hồi sức khỏe sau một ngày dài làm việc. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, làm giảm các chức năng hoạt động của cơ thể. Vì thế người bị đau đầu gối nhưng không sưng cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
- Tích cực bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như thực phẩm giàu canxi, khoáng chất, chất xơ, vitamin,…. Đem lại tác dụng tốt cho việc bổ sung chất dinh dưỡng tái tạo mô sụn và củng cố chức năng xương khớp
- Sử dụng thuốc Tây nếu triệu chứng đau vượt quá giới hạn chịu đựng. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và có sự tư vấn của bác sĩ
- Trong trường hợp triệu chứng bệnh diễn tiến nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động thì người bệnh cần thăm khám y tế chuyên khoa để được áp dụng phác đồ điều trị phù hợp
Đau đầu gối nhưng không sưng là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh nếu chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!