Thoái hoá khớp cổ chân ngày càng phổ biến và tăng cao. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến di chuyển, vận động, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy thoái hóa khớp cổ chân là bệnh bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để điều trị triệt để? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân thoái hoá khớp cổ chân
Thoái hoá khớp cổ chân là hiện tượng bệnh lý có thể được bắt gặp nhiều trong các chấn thương chẳng hạn như bong gân, trật khớp,… Tình trạng trên có thể khiến người bệnh trở nên đau đớn, khó chịu, đặc biệt là có dấu hiệu bị khô cứng khớp, viêm sưng vùng cổ chân sau khi cử động.
Bệnh lý thoái hoá khớp cổ chân được xác định là do một trong các nguyên nhân dưới đây:
- Tuổi tác: Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Theo các chuyên gia, người có độ tuổi càng cao thì quá trình oxy hoá tế bào càng mạnh, khiến sụn khớp gặp khó khăn trong việc tái tạo do các sợi mucopolysaccharide và collagen đang giảm dần liên kết. Điều này làm cho sự thoái hoá tại khớp cổ chân ngày càng nghiêm trọng.
- Do quá trình làm việc, hoạt động: Trong các công việc hàng ngày, đặc biệt là các nghề yêu cầu bạn thường xuyên phải đi lại hoặc phải đi giày cao gót sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi cổ chân, lâu ngày dẫn tới thoái hoá.
- Tai nạn, chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các chấn thương trong khi chơi thể thao,… đều có thể khiến cơ, khớp, xương và dây chằng bị tổn thương. Nếu tình trạng đau không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh rất dễ bị mắc chứng thoái hoá khớp cổ chân.
- Các bệnh lý liên quan: Thoái hoá khớp cổ chân có thể được hình thành do bản thân người bệnh đang mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, máu khó đông,…
- Dị tật bẩm sinh: Những khiếm khuyết bẩm sinh có liên quan tới vùng mắt cá và cổ chân như khoèo bàn chân, cong vẹo ngón chân, bẹt bàn chân,… cũng là một trong các yếu tố gây nên biểu hiện thoái hoá.
- Cân nặng: Những người bị béo phì, thừa cân hay trọng lượng cơ thể tăng quá mức kiểm soát dẫn tới sự dồn nén và bào mòn cho sụn khớp, dẫn tới biến dạng cấu trúc và hình thái của khớp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới thoái hoá khớp cổ chân.
- Gen di truyền: Bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh thì thoái hoá khớp cổ chân cũng là một căn bệnh hình thành do gen di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà mắc bệnh thì cũng có khả năng con cháu họ sẽ có nguy cơ bị thoái hoá khớp cổ chân. Chính vì thế mà ngay từ bây giờ bạn nên phòng ngừa bằng việc sinh hoạt, ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi khoa học.
Cách điều trị thoái hoá khớp cổ chân
Bác sĩ có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bệnh lý đau do thoái hoá khớp cổ chân được sử dụng phổ biến dưới đây:
Điều chỉnh lối sống
Nhằm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp cổ chân cùng các cơn đau nhức khó chịu, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xây dựng lại lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế các tổn thương có thể xảy đến với khớp tại vị trí cổ chân.
Điều trị nội khoa
Sử dụng biện pháp điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc tiêm nội khoa đang được xem là phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một trong các loại thuốc bao gồm:
- Thuốc tiêm giảm viêm chứa steroid.
- Thuốc tiêm giúp bôi trơn phần khớp cổ chân acid hyaluronate.
- Tiêm tế bào gốc hoặc huyết tương chứa tiểu cầu PRP giúp kích thích quá trình hình thành, sửa chữa, tái tạo và phát triển của các tế bào sụn tại cổ chân.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc uống, bôi dựa trên chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Phục hồi chức năng vận động, giảm đau bằng các phương pháp phi phẫu thuật như chườm ấm, châm cứu, mát xa hoặc các thiết bị hỗ trợ như nẹp, gậy, dụng cụ chỉnh hình,… được xem là một cách hỗ trợ điều trị và giảm đau nhức hiệu quả. Đồng thời, chúng còn góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng, trả lại trạng thái ban đầu cho người bệnh.
Can thiệp ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật can thiệp ngoại khoa gồm cấy ghép sụn, kéo giãn cổ chân, loại bỏ các mô viêm, cắt gai xương hay làm nhẵn sụn chỉ được áp dụng và thực hiện trong trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, đã điều trị bằng các biện pháp trên mà không có kết quả.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân
Nhằm hạn chế nguy cơ mắc phải chứng thoái hoá tại khớp cổ chân, người bệnh nên tuân thủ theo một số lời khuyên từ chuyên gia như:
- Hạn chế các hoạt động nặng như khuân vác, chạy nhảy khiến cho xương, các cơ và đặc biệt là vùng cổ chân phải gánh chịu một áp lực lớn, gây nên bệnh lý thoái hoá hoặc chứng viêm tại vùng khớp cổ chân.
- Xây dựng cho bản thân một thói quen tập thể dục và rèn luyện cơ thể đều đặn. Bạn nên lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh nhằm làm giảm nguy cơ bị chấn thương khớp chẳng hạn như bơi lội, chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga,…
- Chọn lựa các loại giày dép có kích cỡ phù hợp, nâng đỡ và ôm gọn chân mà không bị rộng hay chật quá. Đồng thời, cần hạn chế tối đa việc đi lại bằng các loại dép cao gót, dép làm bằng chất liệu quá cứng trong một thời gian dài, gây đau và tăng khả năng mắc thoái hoá khớp cổ chân.
- Kết hợp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, kali, magie, vitamin D, K, C,… giúp củng cố sức khoẻ hệ cơ xương khớp, tạo nên một hàng hàng rào bảo vệ vững chắc, phòng ngừa chứng thoái hoá hay loãng xương.
- Nên thường xuyên sử dụng biện pháp ngâm chân bằng gừng tươi với nước muối ấm. Cùng với đó là các động tác mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bàn chân và cổ chân, nhất là sau những lúc phải đi lại hoặc đứng quá nhiều.
- Hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,… bởi chúng có thể khiến tình trạng đau thức và viêm sưng trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ bị thoái hoá khớp cổ chân.
Tóm lại, thoái hoá khớp cổ chân là một căn bệnh thường gặp và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Vì vậy, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi là do bị các bệnh về xương khớp, người bệnh hãy chủ động tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.