Đau xương ức bên trái cảnh báo bệnh gì? Phải làm sao?

Rate this post

Đau xương ức bên trái là dấu hiệu phổ biến của tình trạng chấn thương xương ức và các mô mềm xung quanh. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm mà bạn cần lưu ý. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng đau nhức ở vị trí ức bên trái nhé!

Xương ức nằm ở đâu? Cấu tạo

Xương ức hay xương lồng ngực nằm ở vị trí giữa ngực thuộc hệ thống lồng xương sườn. Xương ức là ống xương dẹt và dài, có hình giống chiếc cà vạt.

Lồng xương sườn nằm ở giữa cổ và cơ hoành có tác dụng bảo vệ các cơ quan như phổi, tim, gan, động mạch chủ, tĩnh mạch,… Xương ức cũng là bộ phận tiếp nối của một số cơ ngực và bụng.

Xương ức cũng là phần xương dẹt to và dài nhất trong hệ thống xương trên cơ thể. Xương ức được nối liền với xương sườn qua các sụn. Xương ức được chia thành 3 bộ phận chính: Mõm kiếm, thân ức, cán ức.

Xương ức nằm ở đâu

Cán ức (manubrium)

Cán ức có hình tứ giác, nằm ở trên cùng của xương ức, có kích thước rộng nhất trong hệ thống xương ức. Cán ức rộng ở phần trên và thu hẹp dần về phía dưới để kết nối với xương ức. Các tĩnh mạch tập trung ở giữa phần trên. Ở 2 bên là phần rãnh xương đòn nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các xương. Ở phía sau cán ức là phần dây chằng ngoài tim có tác dụng gắn kết màng tim và mặt sau cán ức.

Thân ức (body)

Thân ức là bộ phận dài nhất của xương ức gồm có phần mặt trước và mặt sau. Mặt trước của thân ức có cấu tạo hơi lõm, hướng lên và chếch về phía trước. Các cơ quan ở ngực liên kết với phần thân ức ở 2 bên.

Mặt sau của thân ức được phân chia và đánh dấu bởi 3 đường ngang giống như mặt trước. Các góc xương ức nằm ở phía trên thân ức là nơi tiếp giáp với cán ức. Tùy vào cấu tạo cơ thể của mỗi người mà phần xương ức có thể tròn hoặc lõm. Lồng ngực xuyên qua 2 bên và bắt nguồn từ mặt sau của xương ức.

Mũi ức (xiphisternum hoặc metasternum)

Mũi ức nằm ở phần cuối cùng của hệ thống xương ức. Mũi ức có hình nhọn, nhỏ, phần trên kết nối với thân ức. Phía dưới, thân ức và mũi ức kết hợp thành một khía vững chắc cho phần sụn và cặp xương sườn thứ 7 bám vào. Do mũi ức có hình nhọn nên nếu lồng ngực bị tác dụng một lực mạnh, mũi ức có thể làm tổn thương các hệ thống cơ quan bên trong, bao gồm: tim, gan, phổi, mạch máu,… Hiện tượng xuất huyết trong quá nhiều có thể tăng cao nguy cơ tử vong.

Đau nhức xương ức bên trái là bị làm sao?

Bị đau nhức vùng xương ức ở bên trái có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

Bệnh viêm sụn chêm

Viêm sụn chêm xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng khớp, căng cơ, chấn thương, viêm khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng xương sụn giữa xương đòn và xương liên sườn. Bạn sẽ cảm thấy đau tức ngực khi hít thở sâu, ho, hắt hơi, vận động mạnh,…

Đau nhức xương ức bên trái là bị làm sao

Bệnh tim mạch

Các bệnh lý về tim mạch có thể kèm theo triệu chứng đau xương ức bên trái, kể đến như: hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch,… Khi mắc những bệnh liên quan đến tim, sự lưu thông máu và oxy trong cơ thể bị gián đoạn dẫn đến tình trạng đau tức lồng ngực thường xuyên. Nếu các bệnh về tim không được điều trị sớm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng dịch, chất lỏng ứ đọng bên trong các mô phổi. Những người bị viêm màng phổi có thể gặp tình trạng đau xương ức bên trái. Cơn đau nặng hơn khi người bệnh hít thở, ho, hắt xì,…

Chấn thương xương đòn

Xương đòn liên kết với xương ức và rất dễ bị chấn thương. Khi xương đòn bị chấn thương thì khả năng cao là phần xương ức cũng chịu ảnh hưởng. Cơn đau thường nặng hơn khi người bệnh vận động, nâng tay,… dấu hiệu kèm theo có thể là tình trạng sưng, bầm tím trước ngực.

Nhiễm trùng khớp xương ức

Khớp xương ức nằm ở giữa xương ức và xương đòn. Đối với những bệnh về rối loạn hệ miễn dịch, chấn thương nặng, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng khớp xương ức. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau xương ức bên trái kèm theo triệu chứng sốt, sưng tấy ngực, bầm tím, nóng rát xung quanh ngực,…

Tóm lại, đau xương ức bên trái là dấu hiệu cảnh bảo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi phát hiện những cơn đau khác thường, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh tình trạng đau xương ức biến chứng thành các bệnh lý nặng hơn.

Đau nhức xương ức bên trái

Bị đau nhức vùng xương ức phải làm gì?

Để cải thiện triệu chứng đau nhức xương ức bên trái, người bệnh cần quan tâm một số vấn đề sau:

  • Bài trừ những thói quen xấu gây hại cho xương khớp, thực hiện kế hoạch nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Không lao động quá sức, giữ tư thế ngồi đúng khi làm việc.
  • Khi bị đau tức ngực, bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm cơn đau tạm thời.
  • Thực hiện các bài tập vận động thể dục, thể thao nhẹ nhàng, tập gym, yoga để nâng cao sức khỏe, tăng cường sự linh hoạt cho hệ thống xương sườn, giảm các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả.
  • Đối với tình trạng đau nặng, bạn có thể sử dụng một số dòng thuốc giảm đau tạm thời như: Thuốc chống trầm cảm, Thuốc chống viêm không chứa Steroid (Naproxen, Ibuprofen,…), thuốc giảm đau Steroid đường uống hoặc đường tiêm,…. Việc sử dụng thuốc cần có sự cho phép và kê đơn của bác sĩ hoặc chuyên gia.
  • Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo có lợi, canxi, thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất,…
  • Đến các cơ sở y tế để kiểm tra khi cơn đau xương ức bên trái kéo dài kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, tức ngực, khó thở, vùng da xung quanh sưng tím,…

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng đau xương ức bên trái. Đây là dấu hiệu cảnh bảo của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà cần theo dõi tình trạng đau nhức để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ