Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh mức độ trung bình đến nặng lựa chọn với hy vọng xương khớp phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hiệu quả và chi phí là bao nhiêu? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết!
Gai cột sống có phải mổ không?
Gai cột sống nếu để lâu ngày còn có thể khiến những khu vực lân cận đau nhức, đau ngày càng tăng nặng theo thời gian thậm chí gây bại liệt. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần đi thăm khám và điều trị ngay.
Bị gai cột sống có phải mổ không sẽ căn cứ vào chỉ định của bác sĩ. Thông thường, những người mức độ nhẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc và vật lý trị liệu. Đối với những người phát hiện bệnh mức độ nặng, phương pháp nội khoa không mang lại tác dụng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Ngoài ra, việc mổ gai cột sống được lựa chọn với những người bị dị ứng với thuốc tây. Như những người đau dạ dày, buồn nôn, khó chịu hoặc mẫn cảm với các loại thuốc điều trị bệnh.
Mổ gai cột sống được xem là phương pháp được đánh giá khá hiệu quả, giúp tăng khả năng phục hồi cho người bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp có tồn tại không ít rủi ro và chi phí cũng không hề nhỏ. Do đó, quyết định có mổ hay không sẽ phụ thuộc vào bệnh nhân và lời khuyên của bác sĩ.
Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?
Chi phí cho việc mổ gai cột sống sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, loại phương pháp thực hiện phẫu thuật và cơ sở y tế phẫu thuật. Thông thường chi phí sẽ dao động từ khoảng 15-40 triệu đồng/ca. Đối với việc phẫu thuật đơn giản chi phí sẽ rẻ hơn so với phẫu thuật kèm theo phẫu thuật, cụ thể:
- Mổ gai cột sống truyền thống: Đây là lựa chọn mổ có chi phí rẻ nhất, mức chi phí khoảng 15-20 triệu đồng. Tuy nhiên, phương pháp này thường khiến người bệnh đau nhức và khó chịu hơn do các kỹ thuật giảm đau không nhiều.
- Mổ nội soi: Phương pháp này ít xâm lấn và đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao. Do đó, chi phí của mổ nội soi cũng khá cao, khoảng 30- 50 triệu đồng.
- Mổ phức tạp: Là việc mổ và khắc phục các vấn đề khác ở những bệnh nhân có diễn biến bệnh phức tạp. Với những đối tượng này đòi hỏi các thủ thuật nhiều, chi phí sẽ phụ thuộc vào mức độ biến chứng và tình trạng bệnh.
Biến chứng khi mổ gai cột sống
Hiện nay, đã có nhiều ca thành công sau khi phẫu thuật gai cột sống. Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn có thể kèm theo một số rủi ro nhất định như:
- Vùng phẫu thuật bị nhiễm trùng.
- Tình trạng vết mổ chảy máu kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Da bị kích ứng, mẩn cảm và khó chịu…
- Tổn thương dây thần kinh: Ở vùng cột sống có rất nhiều dây thần kinh. Do đó, quá trình phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh gây ra các vấn đề về truyền thông tin của não bộ.
- Các biến chứng khác: Nguy cơ hình thành sẹo cao, các cơn đau nhức kéo dài và khả năng phục hồi bệnh hoàn toàn kém. Ngoài ra, có một số đối tượng sau khi thực hiện phẫu thuật thường xuyên đối mặt với các cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi, mệt mỏi…
Sau khi mổ, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời.
Mổ gai cột sống có tái phát không?
Sau khi mổ gai cột sống, khả năng tái phát của bệnh là 10-20%. Để giảm nguy cơ tái phát, người bệnh cần chú ý hạn chế các công việc nặng ảnh hưởng đến cột sống. Ngoài ra, một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học là rất cần thiết với người sau mổ gai cột sống.
Như vậy, khả năng tái phát của bệnh gai cột sống là vẫn có tuy nhiên không nhiều. Do đó, người bệnh nếu được chỉ định phương pháp này nên lựa chọn để khắc phục các vấn đề xương khớp hiện tại.
Chăm sóc sau khi mổ gai cột sống
Để việc điều trị gai cột sống hiệu quả, ngoài thực hiện phẫu thuật người bệnh cần có chế độ chăm sóc khoa học, cụ thể:
- Theo dõi và tái khám định kỳ vết mổ. Tái khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Trường hợp vết mổ sưng, viêm, có mủ… cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau không theo đơn kê của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng không được phép tăng liều hoặc giảm liều so với chỉ định của bác sĩ y khoa.
- Mổ gai cột sống cần thời gian phục hồi lâu. Do đó, người bệnh nên nghỉ ngơi, không làm việc trong ít nhất 10 ngày để vùng cột sống được hồi phục tốt.
- Tránh quá trình vận động, di chuyển hay mang vác vật nặng sau khi phẫu thuật.
- Chú ý theo dõi các dấu hiệu của cơ thể để phòng ngừa tình trạng bệnh tái phát. Khi xương khớp vẫn có biểu hiện đau, khó khăn khi di chuyển cần thăm khám bác sĩ ngay. Không để tình trạng khó vận động kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Tập luyện đi lại nhẹ nhàng để hạn chế cử động mạnh và phục hồi bệnh tốt. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế các thói quen có hại cho xương khớp như ngồi quá nhiều, nằm sai tư thế, mang vác nặng…
Như vậy, mổ gai cột sống là lựa chọn cuối cùng cho những người bị gai cột sống. Bởi phương pháp này mặc dù được áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại nhưng chi phí khá lớn và khả năng tái phát vẫn có. Do đó, người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện cột sống xuất hiện gai xương. Lúc này các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ phẫu thuật.
Tìm hiểu:
- Gai đốt sống cổ là gì? Nên uống thuốc gì?
- Rau dền gai chữa gai cột sống có tốt không? Cách sử dụng hiệu quả