Vôi hóa cột sống là một trong những căn bệnh thường gặp, ảnh hưởng đến vận động cũng như cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đây có phải là một bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết!
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống là tình trạng dư thừa canxi ở dây chằng đốt sống dẫn đến một lượng canxi bám vào thân của đốt sống. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và làm việc của người bệnh.
Hiện tượng vôi hóa cột sống có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào nhưng phổ biến nhất là tại thắt lưng và cổ. Ngoài ra, tỷ lệ người trên 50 tuổi mắc bệnh lý này thường cao hơn thông thường.
Quá trình xương khớp bị vôi hóa thường do lão hóa tự nhiên hoặc các vấn đề thúc đẩy khác như nhiễm trùng hay dây chằng bị chèn ép quá lâu. Người bệnh khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
Hiện nay chưa khẳng định được nguyên nhân chính gây vôi hóa cột sống. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa, quá trình cột sống bị vôi hóa thường do các nguyên nhân sau:
- Cơ thể không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết nuôi xương khiến xương bị thiếu chất và trở nên xốp, vôi hóa.
- Những người cao tuổi có hệ xương khớp suy yếu khiến nguy cơ phục hồi các tế bào giảm. Đồng thời, khả năng sản xuất các tế bào mới để bù đắp những tế bào thiếu hụt của người cao tuổi thường kèm hơn nên nguy cơ bị vôi hóa cao hơn.
- Người ít vận động khiến dây thần kinh bị chèn ép, lưu thông khí huyết kém dẫn đến một số khu vực thiếu dinh dưỡng và gây vôi hóa.
- Do tiền sử chấn thương như lao động, tập luyện, mang vác sai tư thế… dẫn đến xương khớp bị ảnh hưởng gây ra quá trình vôi hóa.
- Sự lắng đọng canxi bất thường của cơ thể không do nguyên nhân chính xác nào.
Dấu hiệu vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống là một bệnh lý về xương khớp gây ra các cơn đau tại vùng cột sống bị vôi hóa. Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ ảnh hưởng của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết những người bị vôi hóa cột sống thường gặp các biểu hiện lâm sàng sau:
Đau nhức xương theo từng vùng
Người bệnh sẽ cảm nhận rõ cơn đau nhức theo các vùng bị vôi hóa. Ví dụ, nếu cổ bị vôi hóa thì các cơn đau sẽ dữ dội ở phần cổ sau đó có thể lan rộng xuống bả vai, gáy và cánh tay. Nếu người bệnh bị vôi hóa ở thắt lưng thì vùng lưng dọc xuống mông, đùi và chân sẽ cảm giác cơn đau rõ rệt.
Các cơn đau xương khớp này sẽ tăng mạnh hơn khi người bệnh vận động, ngồi lâu một chỗ hoặc mang vác nặng. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, người bị vôi hóa cột sống sẽ hoạt động khó khăn hơn, dễ mất ngủ vào ban đêm…
Tê bì các khu vực lân cận
Khi tình trạng vôi hóa cột sống bị nặng khiến người bệnh thường xuyên đối mặt với chứng tê bì tay chân. Lúc này, người bệnh thường xuyên cảm giác tay chân nhức mỏi và mất cảm giác.
Rối loạn thậm chí mất kiểm soát khả năng vệ sinh
Khi tình trạng vôi hóa cột sống ngày càng nặng khiến các dây thần kinh chèn ép dẫn đến người bệnh bị rối loạn quá trình đại tiện hoặc tiểu tiện. Tình trạng này kéo dài có thể gây mất kiểm soát khả năng vệ sinh.
Triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác thường gặp ở người bị vôi hóa cột sống là: suy giảm trí nhờ, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khả năng vận động giảm sút… Tình trạng này có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
Khi có các triệu chứng bệnh vôi hóa cột sống trên, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang, CT, MRI… để xác định vấn đề đang gặp phải ở người bệnh.
Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Vôi hóa cột sống là một căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Bởi ngoài việc ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động thì người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
Thoát vị đĩa đệm
Khi vùng cột sống bị lắng đọng canxi dẫn đến vôi hóa khiến các đốt sống ma sát vào nhau hơn. Điều này khiến đĩa đệm của người bệnh bị tổn thương và khả năng bị cả bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ rất cao. Do đó, nếu để tình trạng vôi hóa vùng cột sống kéo dài thì người bệnh sẽ phải điều trị kết hợp cả thoát vị đĩa đệm, khả năng phục hồi giảm.
Hẹp tủy sống
Không gian của tủy sống thường bị thu hẹp khi tình trạng vôi hóa nặng. Tình trạng này có thể tăng ảnh hưởng cấu trúc của tủy sống, dây thần kinh bị chèn ép hơn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, suy giảm trí nhớ và buồn nôn hơn. Nếu vấn đề này kéo dài, khả năng người bệnh bị rối loạn tiền đình hoặc thiếu máu não rất cao, nguy hiểm đến tính mạng.
Nguy cơ biến dạng xương
Vôi hóa cột sống khi kéo dài có thể dẫn đến cột sống biến dạng nghiêm trọng. Tình trạng này khiến người bệnh có khả năng bị biến dạng xương, gù lưng tăng cao. Đặc biệt, dấu hiệu này có thể thấy rõ nhất ở người cao tuổi.
Bại liệt
Khi cột sống bị thoái hóa kéo dài mà không được phục hồi có thể khiến người bệnh yếu cơ thậm chí gây bại liệt. Bại liệt được xem là biến chứng nặng nhất của tình trạng vôi hóa cột sống.
Như vậy có thể thấy, vôi hóa cột sống mặc dù bản chất của nó không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để lâu dài khiến các biến chứng xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến vận động thậm chí tính mạng của người bệnh. Do đó, những người bị vôi hóa cột sống cần thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh.
Vôi hóa cột sống có chữa được không?
Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn bệnh vôi hóa cột sống. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh là cần thiết giúp kiểm soát bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tăng nặng.
Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là:
Điều trị vôi hóa cột sống không dùng thuốc
Cách điều trị này áp dụng với những người bệnh ở giai đoạn vôi hóa cột sống nhẹ. Lúc này, người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, massage, bấm huyệt, kéo giãn cuộc sống, chiếu tia hồng ngoại…
Điều trị vôi hóa cột sống bằng thuốc
Khi bị vôi hóa cột sống, các bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp dùng thuốc bao gồm các loại thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ, dùng thuốc kết hợp chiếu tia cực tím… Tùy từng tình trạng và sức khỏe của người bệnh mà các loại thuốc sẽ khác nhau, có thể kể đến một số loại thuốc tiêu biểu:
- Thuốc kháng viêm như: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam… giúp giảm đau, kháng viêm.
- Thuốc tăng cường sức mạnh sụn khớp: Chondroitin, Glucosamine… giúp làm chậm quá trình vôi hóa, phục hồi chức năng xương khớp.
- Thuốc giãn cơ: Metaxalone, Chlorzoxazone… giúp giảm căng và đau cơ hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp thông tin về bệnh vôi hóa cột sống do nguyên nhân gì, triệu chứng cũng như cách chữa trị bệnh. Có thể thấy, bất cứ bệnh lý nào về cột sống trong đó có vấn đề vôi hóa đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến xương khớp. Do đó người bệnh không nên chủ quan, cần chú ý trong điều trị, tập luyện và dinh dưỡng để bệnh nhanh hồi phục!
Tìm hiểu:
- Khám gai cột sống ở bệnh viện, phòng khám nào uy tín, chính xác?
- Gai cột sống không nên ăn gì? Nên ăn gì?