Cột sống con người phải thường xuyên hoạt động với áp lực lớn, cột sống rất dễ bị tổn thương, trong đó đốt sống cổ là một trong những vị trí dễ bị tổn thương và có nguy cơ bị gai xương cao nhất. Vậy, gai đốt sống cổ là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin cụ thể về căn bệnh này.
Gai đốt sống cổ là gì?
Gai đốt sống cổ là thuật ngữ ngành y dùng để chỉ tình trạng đoạn đốt sống cổ bị thoái hóa dẫn đến hiện tượng lắng đọng canxi. Lượng canxi dư thừa tồn tại dưới dạng tinh thể, bám vào các đốt sống cổ hình thành nên các gai xương.
Theo diễn tiến của bệnh, các gai xương này phát triển nhanh cả về kích thước và số lượng. Chúng bắt đầu va chạm trực tiếp và tạo áp lực lên rễ dây thần kinh, mô cơ, dây chằng gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu và giảm biên độ cử động ở các vị trí bị tổn thương.
Gai cột sống cũng như các bệnh thường gặp về cột sống, xương khớp khác. Nó diễn tiến một cách chậm chạp, kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm. Vì vậy, ở giai đoạn đầu bệnh thường không được phát hiện sớm. Chỉ đến khi cơn đau ngày càng xảy ra liên tục với cường độ mạnh hơn người bệnh mới có kế hoạch thăm khám, chữa trị.
Điều này không chỉ khiến cho kết quả chữa bệnh không đạt được hiệu quả cao mà còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây gai cột sống cổ
Bệnh gai cột sống cổ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, những nguyên nhân phổ biến được đề cập nhiều nhất là:
Yếu tố tuổi tác
Tuổi tác là sự phát triển và lão hóa tự nhiên của cơ thể mà không ai có thể tránh khỏi. Sự xuống cấp của các bộ phận trên cơ thể khiến khả năng tổng hợp, chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải độc tố ngày càng bị suy giảm. Từ đó khiến lượng canxi bị dư thừa ngày càng nhiều và tạo ra các gai xương chèn ép lên đốt sống cổ gây đau nhức cho người bệnh.
Tai nạn, chấn thương
Tai nạn hoặc các chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, lao động khiến xương khớp bị lão hóa sớm hơn bình thường. Ngay cả khi được điều trị thành công thì các đốt sống bị tổn thương cũng yếu hơn bình thường và dễ bị lão hóa hình thành nên các gai xương được gọi là bệnh gai đốt sống cổ.
Mắc các bệnh lý khác về xương khớp
Viêm cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… đều là những các bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cột sống, xương khớp. Một khi mắc phải một trong các bệnh kể trên, tình trạng gai cột sống cũng sẽ diễn ra như một lẽ tự nhiên.
Tính chất công việc và tư thế sinh hoạt
Ngồi nhiều, thường xuyên phải cúi khi làm việc, ngồi ngủ gục đầu,… đều là những yếu tố tác động tiêu cực đến cột sống cổ. Tình trạng này kéo dài và lặp lại thường xuyên sẽ gia tăng áp lực lên cột sống cổ và dẫn đến gai cột sống.
Yếu tố cân nặng
Trọng lượng cơ thể cao hơn quá mức chỉ số trung bình sẽ khiến cột sống phải làm việc vất vả hơn trong việc nâng đỡ cơ thể và duy trì các cử động của cơ thể. Vì vậy, cân nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến gai cột sống mọi người cần lưu ý.
Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy, những người được sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh cột sống có nguy cơ cao hơn so với những người khác. Nếu nhận thấy yếu tố nguy cơ này mọi người nên chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và thăm khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn, hướng dẫn hạn chế tối nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu gai đốt sống cổ
Mặc dù bệnh gai cột sống có diễn tiến chậm nhưng mọi người vẫn có thể phát hiện bệnh kịp thời thông qua các triệu chứng sau:
- Đau nhức âm ỉ hoặc đột ngột ở vùng đốt sống cổ. Cơn đau có thể diễn ra bất chợt hoặc kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ
- Có dấu hiệu đau mỏi vùng vai gáy và các bộ phận xung quanh
- Tầm vận động của đốt sống cổ bị hạn chế dần theo thời gian
- Cảm thấy tê ngứa râm ran trong da thịt như có kiến bò. Dấu hiệu này có xu hướng rõ rệt hơn khi thời tiết thay đổi hoặc trở lạnh đột ngột
- Người bệnh thường bị cứng cổ sau khi thức dậy hoặc nằm nghỉ lâu ở một tư thế
- Đau buốt đỉnh đầu. Có thể kèm theo triệu chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,…
- Rối loạn cảm giác, khó phân biệt nóng lạnh,….
Gai cột sống cổ có nguy hiểm không?
Không như các bệnh thực thể khác, gai cột sống ít có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Thế nhưng nó có thể gây ra hậu quả nặng nề cho suốt phần cuộc đời còn lại của người bệnh.
Cụ thể:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày: Sự đau nhức, mệt mỏi và cảm giác bứt rứt khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, khó chịu, cáu gắt. Từ đó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và hiệu quả lao động giảm sút.
- Rối loạn dây thần kinh thực vật: Người bệnh dễ bị hạ huyết áp đột ngột, tăng tiết mồ hôi, không phân biệt được nóng, lạnh,…
- Mất khả năng thăng bằng: Gai cột sống không ngừng chèn ép lên dây thần kinh làm cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình. Thậm chí có thể ngất xỉu
- Rối loạn đại tiện: Ở giai đoạn nặng, bệnh khiến bạn mất khả năng kiểm soát nhu cầu vệ sinh cá nhân. Gây ra hiện tượng tiểu tiện, đại tiện mất tự chủ. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
- Bại liệt cổ: Đến giai đoạn cuối, gai đốt sống cổ sẽ khiến các vùng cơ xung quanh bị tê yếu, teo nhỏ lại do không được tuần hoàn máu để nuôi tế bào. Hệ quả cuối cùng xảy ra là bại liệt cổ. Biến chứng này khiến người bệnh rơi vào tình trạng tàn phế. Trở thành gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội
Gai đốt sống cổ nên uống thuốc gì?
Để cải thiện triệu chứng bệnh gai đốt số cổ mọi người có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau dây thần kinh
- Thống làm chậm quá trình lão hóa
- Bổ sung các thực phẩm chức năng chữa gai cột sống của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,….
Các loại thuốc này có công dụng giảm đau, bồi bổ sức khỏe, tăng cường khả năng tổng hợp, chuyển hóa chất dinh dưỡng. Đồng thời giúp thư giãn thần kinh, giãn cơ,… giúp giảm đau hiệu quả.
Tuy nhiên, các sản phẩm nêu trên chỉ có công dụng giảm đau tức thời. Không có khả năng tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, sản phẩm Tây y có thể gây ra một số tác dụng không mong đợi như: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, xuất huyết dạ dày,…. Vì vậy người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Để giảm đau một cách an toàn và chữa bệnh gai cột sống hiệu quả, mang lại tác dụng lâu dài. Người bệnh nên tham khảo sử dụng các sản phẩm Đông y, tiêu biểu như bài thuốc An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.
Đây là cách chữa bệnh xương khớp theo nguyên tắc điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, tăng cường sức bền xương khớp. Đồng thời cung cấp cho cơ thể đầy đủ những chất dinh dưỡng bị thiếu hụt giúp xương khớp trở nên săn chắc, dẻo dai và linh hoạt hơn. Sản phẩm vinh dự đoạt được cúp vàng danh dự về “thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” và năm 2018 nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm khi mắc bệnh gai cột sống.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến mọi người một số thông tin cơ bản về bệnh gai đốt sống cổ và loại thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất. Hy vọng qua những kiến thức được chia sẻ, sẽ giúp mọi người phòng ngừa, điều trị bệnh đúng cách và an toàn. Chúc bạn đọc sức khỏe!
Tìm hiểu:
- Vôi hóa cột sống là gì? Cách chữa trị hiệu quả
- Khám gai cột sống ở bệnh viện, phòng khám nào uy tín, chính xác?