Viêm hang vị dạ dày đang ngày càng phổ biến, nếu không được điều trị đúng, kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như phát hiện bệnh sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này là gì, có triệu chứng dấu hiệu nhận biết nào, nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa như thế nào trong bài viết dưới đây.
Hang vị dạ dày là gì?
Hang vị là một bộ phận của dạ dày, nằm ở gần cơ thắt môn vị, dài 3 – 5cm tính từ góc của bờ cong nhỏ của dạ dày cho đến môn vị. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể, hang vị có vai trò cực kỳ quan trọng nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Khi bị viêm nhiễm, biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Viêm hang vị là gì? Đau ở đâu?
Viêm hang vị dạ dày xảy ra khi niêm mạc hang vị bị tổn thương, viêm nhiễm gây sưng tấy, lở loét. Đây là căn bệnh được coi là rối loạn tự miễn, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự tấn công các tế bào khỏe mạnh, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Viêm hang vị dạ dày có dấu hiệu rõ ràng nhất là các cơn đau thắt dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng bụng trên rốn. Đặc biệt khi ăn quá no hoặc quá đói cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng viêm hang vị dạ dày
Các dấu hiệu biểu hiện điển hình thường gặp ở những người bị viêm hang vị dạ dày đó là:
- Ăn không tiêu: Quá trình thức ăn đi vào ruột và quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng khi xảy ra tình trạng viêm hang vị dạ dày. Gần như tất cả các trường hợp người bệnh đều có hiện tượng ăn không tiêu, có cảm giác bỏng rát ở bụng trên.
- Đầu hơi: Thức ăn ở dạ dày không được tiêu hóa hết lên men gây ra tình trạng đầy hơi, ợ chua.
- Mất vị giác, miệng đắng.
- Buồn nôn hoặc nôn ói: Người bệnh có cảm giác buồn nôn khó chịu, thậm chí có thể là nôn mửa.
- Màu sắc phân thay đổi khác thường: Có thể màu đen, màu tối, thậm chí có thể là kèm theo máu nếu như viêm hang vị dạ dày gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày.
- Đau ở vùng thượng vị (vùng bụng ở trên rốn) thường xuyên và kéo dài gây mất ngủ. Các cơn đau xuất hiện vào ban đêm, khi người bệnh ăn quá no, hoặc để bụng đói, ăn đồ ăn chua cay, uống bia rượu, cà phê, chất kích thích hoặc nước ngọt có gas.
- Các triệu chứng khác: Mệt mỏi, sút cân, chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể suy nhược, xanh xao… Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây đau bụng dữ dội xuất hiện đột ngột với tần suất thường xuyên.
Mỗi trường hợp viêm hang vị dạ dày sẽ có các triệu chứng khác nhau, không phải đều gồm tất cả những dấu hiệu trên. Vì thế, khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có chẩn đoán chính xác nhất.
Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều do bị nhiễm trùng vi khuẩn HP, bị stress, căng thẳng trong thời gian dài, ăn uống thiếu khoa học hoặc có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Cụ thể như sau:
- Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Chiếm 90% các trường hợp bị bệnh. Loại vi khuẩn này cư trú và sinh sôi trong lớp màng nhầy niêm mạc.
- Bị stress, căng thẳng, áp lực kéo dài: Tác động lên dạ dày làm dạ dày quá tải, sản sinh ra nhiều axit gây dư thừa, lâu dần gây viêm nhiễm hang vị.
- Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như acetaminophen, diclofenac, aspirin… làm cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn dần dẫn đến viêm và loét hang vị dạ dày.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, dư thừa chất này lại thiếu chất kia, ăn uống không đúng giờ giấc, dùng nhiều rượu bia, chất kích thích… làm cho niêm mạc dạ dày bị mỏng dần đi và gây bệnh.
- Mắc một số bệnh lý như bệnh Crohn, bị nhiễm ký sinh trùng… cũng có thể gây viêm hang vị dạ dày.
- Rối loạn tự miễn hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào làm cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày suy yếu, sau một thời gian bị sưng tấy, viêm nhiễm và lở loét.
- Phẫu thuật: Một vài trường hợp nguyên nhân viêm hang vị dạ dày xuất phát từ việc quá căng thẳng, lo sợ khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật y khoa.
Chẩn đoán viêm hang vị dạ dày
Hiện nay, với sự phát triển của Y học hiện đại nên hầu hết các bệnh lý dạ dày đều được phát hiện nhanh chóng và dễ dàng. Một số phương pháp có thể được cân nhắc lựa chọn để chẩn đoán như: xét nghiệm tìm vi khuẩn HP, nội soi dạ dày, chụp X-Quang.
Thông thường, để chẩn đoán viêm hang vị dạ dày, ngoài thăm hỏi triệu chứng, khám lâm sàng và tiền sử bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm sau:
- Nội soi dạ dày
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP
- Chụp X-quang
- Hoặc các biến pháp khác như test hơi thở, xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng vi khuẩn Hp trong máu, tìm vi khuẩn có trong phân
Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm hang vị dạ dày không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: Nôn ói, phân có mùi hôi, màu đen hoặc kèm máu
- Hẹp môn vị: Buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thường xuyên bị đau bụng không rõ nguyên nhân, giảm cân
- Thủng dạ dày: Cơn đau dữ dội xuất hiện một cách bất ngờ, đột ngột, bụng bị gồng cứng
- Ung thư dạ dày: Hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong ở người bệnh
Viêm hang vị có khỏi được không?
Các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu cho biết, viêm hang vị có khỏi được không phụ thuộc vào các yếu tố:
- Cơ địa
- Nguyên nhân gây bệnh
- Mức độ bệnh
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt và tinh thân của người bệnh
Do đó, khi có các dấu hiệu triệu chứng nghi ngờ bị viêm hang vị cần đến bệnh viện uy tín thăm khám, bác sĩ kiểm tra, xác định xem có bị bệnh hay không và có biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm hang vị dạ dày
Điều trị bệnh sẽ dựa vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách điều trị viêm hang vị dạ dày phổ biến hiện nay:
- Sử dụng kháng sinh đúng, đủ theo đơn kê của bác sĩ nếu như nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP gây ra.
- Có thể sử dụng các bài thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc Đông y để điều trị. Tuy nhiên, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm gài chất xơ, không ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
- Không hút thuốc lá, uống bia rượu, chất kích thích…
- Lối sống sinh hoạt khoa học kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao điều độ, phù hợp với thể trạng, sức khỏe.
Phòng ngừa viêm hang vị dạ dày hiệu quả
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, để phòng ngừa bệnh viêm hang vị dạ dày, mỗi người cần áp dụng các biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm xanh, dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm nhiều axit, nhiều dầu mỡ, chua cay, đồ lên men. Không hút thuốc lá, uống bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 – 2,5 lít nước giúp cung cấp nước cho cơ thể và hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh.
- Không ăn quá no hoặc để quá đói mới ăn, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn vào một thời gian cụ thể, không nên ăn uống thất thường.
- Có thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học: Tránh vừa làm việc hoặc vừa xem phim, tivi vừa ăn. Không nằm hoặc luyện tập thể dục thể thao ngay khi vừa mới ăn xong. Tránh ăn đêm, ăn khuya
- Hạn chế tối đa việc dùng kháng sinh và thuốc giảm đau, chống viêm
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn sau khi ăn ít nhất 1 – 2 tiếng để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm hang vị dạ dày như nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Hy vọng rằng chia sẻ này giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh tiêu hóa này, biết được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra để từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. Khi có bất cứ dấu hiệu triệu chứng viêm hang vị dạ dày hãy đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.