Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả

Rate this post

Trào ngược dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở độ tuổi 30 – 50 tuổi. Bệnh diễn ra thầm lặng và kéo dài nên dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề và tổn thương không phục hồi lại được. Do đó, cần nắm được trào ngược dạ dày là bệnh gì, triệu chứng nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân tốt nhất.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị dạ dày, thức ăn, axit clohydric (HCL), pepsin từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó chịu cho người bệnh. Nếu tình trạng trào ngược xảy ra trong khi ăn hoặc sau ăn và không có bất cứ triệu chứng nào đi kèm thì được gọi là trào ngược dạ dày. Trường hợp xảy ra nhiều, tần suất 2 – 3 lần/tuần khiến thực quản bị tổn thương được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh trào ngược dạ dày, bao gồm:

Cơ thắt dưới thực quản suy yếu

Cơ thắt dưới thực quản đóng vai trò ngăn cách dạ dày và thực quản với nhau. Khi đưa thức ăn vào cơ thể, thực quản mở ra rồi đóng lại để thức ăn và dịch vị dạ dày không bị trào ngược lên trong quá trình tiêu hóa. Nếu như cơ thắt dưới thực quản bị yếu, hoạt động kém, đóng hoặc mở van vào thời điểm không hợp lý sẽ gây trào ngược. Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược dạ dày là do dư thừa axit dạ dày và cơ thắt dưới thực quản bị yếu.

Nguyên nhân dẫn đến tình cơ thắt dưới thực quản bị suy yếu là do:

  • Thói quen xấu ương bia rượu, cà phê, hút thuốc lá… thường xuyên trong thời gian dài.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như aspirin, holecytokinin, ibuprofen… hoặc lạm dụng thuốc tân dược.
  • Mắc bệnh lý như hệ thần kinh thực quản bị tổn thương, nhiễm trùng…

Thoát vị hoành

Cơ hoành đóng vai trò phân chia hai khoang ngực và bụng. Mỗi khi cơ hoành co sẽ giúp tăng áp lực cho cơ thắt dưới thực quản ngăn chặn được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, tình trạng thoát vị hoành xảy ra thì một phần của dạ dày chèn lên cơ hoành. Khi đó, cơ thắt dưới thực quản không nằm ở cùng một mức với cơ hoành gây ra hiện tượng trào ngược.

Dạ dày quá tải, chức năng bị suy giảm

Nguyên nhân khiến cho dạ dày bị quá tải, chức năng bị suy giảm là do:

  • Ứ đọng thức ăn ở dạ dày, tăng áp lực ổ bụng một cách đột ngột
  • Ăn uống thiếu khoa học, ăn quá no, ăn nhiều đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
  • Uống nhiều nước ngọt có gas, chất kích thích bia rượu…
  • Stress, căng thẳng, áp lực kéo dài, thừa cân béo phì, ăn xong đi nằm ngày, đang mang thai…
  • Mắc một số bệnh lý như hẹp môn vị dạ dày, phù nề dạ dày…
  • Bẩm sinh: Cơ thắt dưới thực quản yếu, sa dạ dày, thoát vị hoành…

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Có thể nhận biết được các triệu chứng dấu hiệu của trào ngược dạ dày nếu như người bệnh chú ý.

Các dấu hiệu sớm

Trào ngược dạ dày có các biểu hiện sớm sau:

  • Ợ nóng, ợ chua và ợ hơi: Dấu hiệu này dễ dàng nhận biết nhất. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh kho ở giai đoạn nhẹ. Khi cơ thắt dưới thực quản bị suy yếu, dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Đặc biệt dấu hiệu này xuất hiện sau khi ăn hoặc cúi gập người.
  • Tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường: Khi lượng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản, khoang miệng, theo phản xạ tự nhiên, để có thể trung hòa được lượng axit này, cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn.
  • Đắng miệng: Dịch mật có thể kèm theo khi trào ngược lên thực quản, khoang miệng nên gây ra tình trạng miệng đắng.
  • Buồn nôn và nôn: Xảy ra mỗi khi ăn quá nhiều, quá no, đi nằm ngay sau khi mới ăn xong. Một số trường hợp có thể xuất hiện ngay cả khi đói.
  • Khó thở, đau hoặc tức ngực (có thể có hoặc không).

Triệu chứng trào ngược dạ dày nặng

Ở mức độ nặng, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể có các dấu hiệu sau:

  • Khó nuốt: Thực quản bị axit, dịch vị dạ dày trào ngược lên làm tổn thương, sưng phù nề khiến người bệnh bị vướng víu ở cổ họng, khó nuốt.
  • Đau bụng kéo dài: Người bệnh thường bị đau bụng mà không xác định được nguyên nhân do đâu, phân có lẫn máu hoặc có màu đen.
  • Khàn giọng, ho: Axit dạ dày trào ngược lên tiếp xúc làm thanh quản bị tổn thương, sưng đau khiến giọng nói bị khản và gây ho.
  • Viêm phổi: Dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản có thể tràn được cả vào phổi gây viêm.
  • Hen suyễn: Triệu chứng trào ngược dạ dày này phổ biến và xuất hiện vào ban đêm khi ngủ.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân, đột ngột: Người bệnh thường ăn không ngon, chán ăn, cơ thể không hấp thụ được dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Chẩn đoán trào ngược dạ dày

Để chẩn đoán được chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, khám thực thể. Đồng thời sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác, đó là:

  • Nội soi dạ dày, có thể lấy mô sinh thiết để tìm xem có biến chứng khác không (barrett thực quản)
  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên
  • Đo áp lực thực quản (xét nghiệm Esophageal manometry)
  • Xét nghiệm pH (Ambulatory acid)

Điều trị trào ngược dạ dày

Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc tân dược, thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc Đông y
  • Điều trị ngoại khoa: Tạo hình lại cơ thắt tâm vị…
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chia nhỏ bữa ăn, ăn thực phẩm dễ tiêu, có thể trung hòa được axit dạ dày, tránh ăn thực phẩm chua cay…
  • Thay đổi lối sống: Không uống rượu bia, hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn, có gas, cà phê… Không nằm ngay sau khi vừa mới ăn, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái…
  • Những thủ thuật khác

Thông thường, các biện pháp điều trị không phải sử dụng thuốc được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng, đặc biệt là chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học.

Điều trị trào ngược dạ dày

Phòng ngừa trào ngược dạ dày

Bên cạnh những biện pháp điều trị, người bệnh và mỗi người chúng ta có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Nhai kỹ, ăn chậm từ từ: Giảm áp lực và dạ dày hoạt động tốt hơn
  • Hạn chế hoặc không ăn các loại thực phẩm đồ uống dễ gây trào ngược dạ dày như đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng, bia rượu, nước ngọt có gas, cà phê, socola…
  • Vừa mới ăn xong tuyệt đối không đi nằm ngay, mà cần phải đợi ít nhất 3 tiếng mới đi nằm.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào để cơ thắt dưới thực quản không bị suy yếu
  • Luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân béo phì làm áp lực lên bụng bị tăng khiến cho dạ dày bị đẩy lên cao, dễ dẫn đến tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng.
  • Nâng đầu giường cao hơn khoảng 15 – 23cm để hạn chế tình trạng ợ nóng, trào ngược khi nằm. Hoặc có thể dùng gối nâng cơ thể cao hơn từ thắt lưng lên.
  • Không mặc quần áo quá chật, bó sát làm cho cơ thắt thực quản và bụng chịu áp lực lớn hơn.

Những thông tin về căn bệnh trào ngược dạ dày trên đây mong rằng giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Biết được các triệu chứng nhận biết sớm, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng khiến việc chữa trị khó khăn hơn.

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ