Viêm loét dạ dày là gì? Cơ chế gây bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rate this post

Viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng phổ biến hơn, bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế, mỗi người cần biết được viêm loét dạ dày là gì, cơ chế gây bệnh, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cũng như cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Cùng tham khảo bài viết này để biết được những thông tin hữu ích về căn bệnh này nhé!

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị ăn mòn gây tổn thương viêm, loét. Các tổn thương viêm loét do sự bào mòn từ bên trong lòng dạ dày làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn cả là ở người cao tuổi (chiếm đến hơn 60% các trường hợp mắc bệnh).

Thông thường các vết viêm loét có kích thước lớn hơn khoảng 0,5cm vì thế căn bệnh này còn được xem là hoại tử niêm mạc dạ dày. Vị trí bị viêm loét thường ở tá tràng và gấp 3 lần ở dạ dày.

Viêm loét dạ dày

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng ở mỗi trường hợp sẽ có các biểu hiện triệu chứng không giống nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, khả năng chống chịu và thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có các dấu hiệu triệu chứng đặc trưng đó là:

  • Đau thượng vị: Triệu chứng đặc trưng điển hình của căn bệnh viêm loét dạ dày. Nóng rát, luôn cảm thấy bị cồn cào, chướng bụng rất khó chịu. Kèm theo đó là các cơn đau âm ỉ hoặc có thể khởi phát đột ngột, đau nặng hơn khi ăn, nhất là ăn đồ ăn cay nóng, chứa nhiều axit, chất kích thích bia rượu…
  • Chướng bụng, ăn không tiêu, ợ hơi, ợ chua
  • Ăn uống không ngon miệng, ăn kém, chán ăn
  • Mệt mỏi, sút cân
  • Miệng đắng và hơi thở có mùi khi thức dậy vào buổi sáng
  • Đi ngoài (có thể có)
  • Sốt cao 39 – 40 độ C nếu nguyên nhân gây bệnh là do bị nhiễm vi khuẩn
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, chập chờn do triệu chứng bệnh thường bùng phát vào ban đêm

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, hầu hết các trường hợp bị bệnh là do vi khuẩn Hp, còn lại là do sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài và những nguyên nhân khác.

  • Do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) chiếm 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh. Vi khuẩn Hp kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều dịch vị khiến cho hoạt động co bóp của dạ dày bị rối loạn gây ra nhiều vấn đề về dạ dày.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài chiếm 20 – 25% các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng. Những loại thuốc này ức chế enzyme cyclooxygenase làm suy giảm chức năng bảo vệ của hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi để các yếu tốt tấn công niêm mạc dạ dày ăn mòn gây tổn thương.
  • Thói quen ăn uống không khoa học như bỏ bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn uống vô tội vạ, không đúng giờ giấc, đi nằm hoặc vận động ngay sau khi vừa mới ăn xong…
  • Thường xuyên uống nhiều rượu bia làm lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, dạ dày tiết ra nhiều dịch vị, hoạt động của dạ dày cũng bị rối loạn.
  • Stress, căng thẳng quá mức trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và đường ruột.
  • Mắc một số bệnh lý như viêm ruột thừa, suy thận, thoát vị hoành, xơ gan…
  • Có thể bị di truyền: Người có tiền sử gia đình bị bệnh về dạ dày và người nhóm máu O nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Các nguyên nhân khác như hội chứng Zollinger-Ellison, hút thuốc lá, thuốc lào, rối loạn tự miễn…

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Cơ chế loét dạ dày tá tràng

Cơ chế loét dạ dày tá tràng dựa trên hai yếu tố bảo vệ và tấn công niêm mạc dạ dày. Khi hai yếu tố này mất cân bằng, yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày nhiều hơn, ăn mòn niêm mạc dạ dày sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

Các yếu tố đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày gồm có:

  • Lớp chất nhày (Mucin)
  • Chất điện giải
  • Prostadglandin
  • Phospholipid
  • Nước
  • Sự tái sinh của niêm mạc dạ dày
  • Các yếu tố đóng vai trò tăng trưởng các biểu mô của niêm mạc dạ dày

Các yếu tố tác động, tấn công gây viêm loét niêm mạc dạ dày:

  • Axit HCL, pepsinogen ở trong dịch vị dạ dày
  • Xoắn khuẩn Helicobacter pylori (Hp)
  • Các loại thuốc kháng viêm không steroid, kháng viêm như aspirin, coticoid…
  • Các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như nấm, Herpes, căng thẳng, áp lực…
  • Acid mật

Cơ chế loét dạ dày tá tràng

Xét nghiệm viêm loét dạ dày

Ngoài hỏi tiền sử bệnh lý, loại thuốc đang dùng, khám lâm sàng và tiền sử bệnh của gia đình thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm viêm loét dạ dày sau:

  • Nội soi dạ dày, có thể kết hợp với sinh thiết mô để quan sát mô và phát hiện được nguy cơ khác
  • Chụp X-quang nhằm xác định được các ổ viêm loét ở dạ dày và loại trừ được nguy cơ khối u đường tiêu hóa
  • Xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm máu để xác định xem có vi khuẩn Hp không, cũng như phát hiện xem đã xảy ra biến chứng xuất huyết dạ dày chưa.

Một số trường hợp không có dấu hiệu triệu chứng đặc trưng của viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán khác.

Điều trị viêm loét dạ dày

Có nhiều biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, mỗi biện pháp sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay:

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn thường là thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc giảm tiết acid, thuốc tạo màng bọc và thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp (nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Hp).
  • Sử dụng các bài thuốc nam, dân gian hỗ trợ điều trị bệnh như lô hội, nghệ đen, nghệ vàng…
  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như ăn uống đầy đủ, đúng bữa, điều độ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Tránh ăn đồ ăn cay nóng, chua, không uống bia rượu, chất kích thích…
  • Hạn chế hoặc ngừng dùng thuốc kháng viêm, giảm đau nếu nguyên nhân do những loại thuốc này gây ra.
  • Kết hợp giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Điều trị viêm loét dạ dày

Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa được viêm loét dạ dày, mỗi người nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn quá no trong một lần, tuyệt đối không để bụng quá đói
  • Tránh ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều axit, chua cay, lên men, đồ ăn khô cứng…
  • Không bỏ bữa, ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, không đi nằm hoặc vận động sau khi ăn hoặc ăn sát giờ đi ngủ
  • Không hút thuốc lá, hít khói thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas…
  • Ăn nhiều thực phẩm xanh, giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Sử dụng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật lành mạnh như dầu oliu, dầu vừng…
  • Không tự ý dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để dùng đúng loại, đúng liều lượng và thời gian sử dụng, tránh dùng trong thời gian dài
  • Hạn chế thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm tải áp lực, stress…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi được không để lại di chứng nếu như được điều trị và chăm sóc đúng cách. Do đó, những thông tin trên mong rằng giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân gây ra căn bệnh này, để từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp, tránh bệnh tiến triển nặng gây biến chứng khôn lường.

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ