Lẹo mắt là tình trạng viêm mí mắt kèm theo mủ. Mặc dù lẹo mắt không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh nhưng nó gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt. Liệu bệnh có tự khỏi không và cách điều trị nào nhanh nhất? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin dưới đây!
Lẹo mắt có tự khỏi không?
Lẹo mắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: dùng khăn chung với người bị bệnh, kẻ viền mắt sai cách, viêm mi mắt… Bệnh thường tự khỏi nếu được giữ gìn và vệ sinh đúng cách như dùng nước muối rửa mắt thường xuyên, không tự ý nặn mủ ở vị trí lẹo…
Trường hợp lẹo sưng to và đau, chảy máu, mắt khó nhìn… cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên để các dấu hiệu nặng kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Mẹo chữa lẹo mắt
Lẹo mắt có thể khỏi nhanh chóng với các mẹo dân gian sau:
Dùng trứng gà chữa lẹo mắt
Sử dụng trứng gà chín để chữa mụn lẹo ở mắt là cách được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Phương pháp này được đánh giá đơn giản và mang lại hiệu quả nhanh. Bạn thực hiện bằng cách luộc chín một quả trứng gà, bóc vỏ khi còn ấm và lăn đều trên vùng mắt nổi lẹo.
Dùng lá trầu không chữa lẹo mắt
Dùng lá trầu không có thể giúp chữa các vấn đề lẹo mắt hữu hiệu. Bạn thực hiện bằng cách:
- Dùng 20 lá trầu không rửa sạch sau đó giã nát
- Tiếp tục cho lá trầu không vào cốc, rót nước nóng vào
- Đưa cốc nước trầu không đến gần mắt để hơi nóng xông lên
- Thực hiện liên tục 3 lần mỗi ngày trong 5-7 ngày để lẹo biến mất
Dùng túi trà lọc trị lẹo mắt
Bạn có thể sử dụng túi trà lọc để chữa lẹo mắt cực kỳ hữu hiệu với cách thực hiện sau:
- Cho túi lọc và khăn mỏng ngâm trong nước ấm
- Vắt nhẹ cả khăn và túi lọc, không vắt quá khô
- Đắp khăn lên vùng bị lẹo, đặt túi lọc lên trên khăn và giữ trong 5 phút
- Thực hiện liên tiếp 4 lần mỗi ngày để đạt kết quả tốt
Dùng nha đam chữa lẹo mắt
Nha đam được nhiều người sử dụng như một biện pháp loại bỏ lẹo mắt hiệu quả. Bạn thực hiện bằng cách:
- Rửa sạch 2 lá nha đam, cắt bỏ vỏ và chỉ lấy phần thịt trắng
- Phần thịt nha đam cắt mỏng, đắp lên vùng mắt bị lẹo trong 15 phút và rửa lại với nước ấm
- Lưu ý cần loại bỏ nhựa nha đam hoàn toàn trước khi đắp lên mắt để tránh gây tổn thương mắt
- Đắp nha đam 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Làm gì khi bị lẹo, chắp mắt?
Lẹo mắt nhẹ, người bệnh không cần điều trị mà chỉ cần chú ý vệ sinh và chăm sóc là có thể tự lành. Thông thường, tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau 3-4 ngày. Nếu bệnh kéo dài kèm với các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết nhất. Dưới đây là một số phương pháp thường được dùng để giảm lẹo, chắp mắt:
Chườm nóng
Phương pháp chườm nóng có thể giúp người bệnh giảm đau nhức và đẩy nhanh quá trình tống mủ ra ngoài lẹo. Bạn có thể thực hiện chườm nóng bằng cách nhúng khăn sạch trong nước nóng sau đó vắt khô. Tiếp tục, bạn đặt khăn lên mắt trong 5-10 phút và không tự ý nặn lẹo.
Nhổ lông mi
Nếu lẹo mắt của bạn ở vị trí bên ngoài mi, các bác sĩ có thể chỉ định nhổ lông mi. Việc này có thể gây khó chịu cho bạn nhưng nó giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng và giúp mủ thoát ra ngoài nhanh.
Rạch thoát mủ khi bị lẹo mắt bên ngoài
Bác sĩ rạch thoát mủ khi bị lẹo mắt bên ngoài mí mắt cho người bệnh bằng dao mổ hoặc kim tiêm. Phương pháp này được thực hiện khi dấu hiệu lẹo mắt không thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên theo các bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng phương pháp rạch thoát mủ khi không có chỉ định y khoa có thể làm lây nhiễm lẹo.
Rạch thoát mủ khi bị lẹo mắt bên trong
Nếu có lẹ mắt bên trong mi mắt, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê và rạch thoát mủ. Phương pháp này thực hiện bằng cách các bác sĩ lật ngược mắt từ trong ra để rạch thoát mủ. Sau khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh sẽ cần dùng thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng.
Bị lẹo mắt kiêng ăn gì?
Khi bị lẹo mắt, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:
Thực phẩm có tính nhiệt
Một số thực phẩm có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê… có thể khiến cơ thể hỏa tăng, nóng trong người gây kích ứng và làm sưng mụn lẹo.
Đồ ăn có vị tanh
Một số đồ ăn từ thủy hải sản có vị tanh như: Cua, cá, tôm, mực… có thể gây dị ứng, làm tình trạng lẹo mắt ngày càng nặng và nghiêm trọng hơn.
Nhóm gia vị cay
Một số loại rau, gia vị như: Ớt, tỏi, hạ, hành, kinh giới… có tính năng khiến mắt sưng hơn và dẫn đến ngứa rát khó chịu. Vì vậy, những người đang bị lẹo mắt cần hạn chế danh sách thực phẩm này trong chế độ ăn.
Thực phẩm chứa nhiều đường, sữa
Thực phẩm chứa nhiều đường sữa nằm trong danh mục bị lẹo mắt nên kiêng ăn gì. Bởi Fructose trong nhóm thực phẩm này có thể gây sưng viêm. Vì vậy, chúng khiến tình trạng lẹo mắt nghiêm trọng, ngứa và sưng đỏ hơn.
Chất gây kích thích
Một số chất có thể gây kích thích như thuốc lá, rượu bia… người bị lẹo mắt cần loại bỏ ngay. Bởi trong thuốc lá có chứa nicotine gây tác động hệ thần kinh và giảm khả năng điều tiết của mắt. Rượu bia làm quá trình viêm nhiễm nặng hơn, gây rối loạn thị giác. Do đó, những người bị lẹo mắt cần nói không với các chất kích thích này.
Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng lẹo mắt. Nhìn chung, đây là một bệnh không nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu người bệnh kiên trì sử dụng các phương pháp theo hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy lẹo mắt ngày càng sưng đau, chảy máu…bạn cần tới gặp ngay bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.