Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng nguy hiểm?

Rate this post

Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh là mối lo ngại của rất nhiều người vì đây là loại thuốc quan trọng trong việc điều trị hầu hết các loại bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và cách xử lý trong bài viết dưới đây!

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh hay còn được biết đến là các kháng khuẩn được bào chế từ nhiều chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và Actinomycetes. Kháng sinh được dùng để kiểm soát cũng như ngăn ngừa các loại vi khuẩn có khả năng phát triển gây ra bệnh tật. Ngoài ra, chúng cũng rất có ích trong việc chống lại những căn bệnh nhiễm trùng – Đây là mối nguy hại gây ra tỷ lệ tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng nguy hiểm
Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng nguy hiểm

Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc đặt biệt nhất mà người bệnh khi sử dụng cần nhận được sự chỉ dẫn chính xác từ bác sĩ nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Khi cơ thể người bệnh có những dấu hiệu phản ứng quá mức đối với các loại thuốc kháng sinh đang sử dụng thì đó là trường hợp dị ứng. Việc này có thể gây ra những tác hại nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách xử lý hay phải làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh nên người bệnh thường tiến triển xấu.

Mức độ dị ứng không phụ thuộc vào liều lượng dùng thuốc mà phụ thuộc chính vào sự nhạy cảm và thích ứng của cơ thể người bệnh. Khi bị dị ứng, một số dấu hiệu dễ nhận biết như ngứa ngáy, đỏ da sẽ xuất hiện. Bạn nên cẩn thận theo dõi bất kỳ sự khác thường nào khi sử dụng thuốc bởi nếu bị dị ứng mà vẫn dùng sẽ khiến tình trạng bệnh ngày 1 nặng hơn, nguy hiểm nữa là có khả năng tử vong.

Triệu chứng của người bị dị ứng thuốc kháng sinh

Các triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh sẽ xuất hiện trong vòng 1h đầu tiên sau khi sử dụng. Tuy vậy cũng có nhiều trường hợp phải một thời gian dài sau đó: Vài giờ, mấy ngày hoặc cả tuần dài mới xuất hiện triệu chứng nên người bệnh gặp khó khăn trong việc theo dõi. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp giúp bạn dễ nhận biết hơn:

  • Ngứa ngáy ở nhiều vùng trên cơ thể, da có dấu hiệu phát ban và nổi mề đay.
  • Nhiều bộ phận bị sưng.
  • Người bệnh sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Người bệnh bị khó thở hoặc thở khò khè.
  • Người bệnh bị chảy nước máy, nước mũi, cảm cúm.
  • Nguy hiểm hơn là trường hợp bị sốc phát vệ, mặc dù hiếm gặp nhưng không phải không có khả năng. Khi bị sốc, các chức năng hoạt động của cơ thể bị rối loạn và gây nguy cơ tử vong cao. Một số biểu hiện sốc phản vệ mà bạn cần lưu ý:
  • Đường thở, cổ họng bị co thắt, khó thở.
  • Người bệnh bị nôn kèm tiêu chảy nhiều lần.
  • Người bệnh bị đau quặn bụng.
  • Nhiều trường hợp bị hạ huyết áp.
  • Cơ thể lo lắng, bồn chồn, tâm không yên, mất ngủ chán ăn triền miên.
  • Người bệnh bị mất ý thức.
Dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh
Dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh

Đây là những triệu chứng quen thuộc nhưng không phải tất cả, mỗi một cơ địa khác nhau còn có thể gặp những dấu hiệu khác. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có nhiều hiểu biết thêm về vấn đề này.

Những ai có thể bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Một số đối tượng sau có nguy cơ cao với dị ứng kháng sinh, bạn lưu ý đừng để mình rơi vào một trong những trường hợp này:

  • Người bệnh thường xuyên uống thuốc kháng sinh.
  • Người bệnh tự ý uống thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ.
  • Người bệnh có tiền sử người nhà bị dị ứng kháng sinh.
  • Người bệnh không phân biệt được nên uống phải thuốc kháng sinh đã bị biến dạng, đổi màu sắc, thuốc hỏng, hết hạn sử dụng.
  • Người bệnh bẩm sinh bị dị ứng phấn hoa, lông thú hay một số loại dị ứng khác.
  • Một số bệnh mãn tính khiến hệ miễn dịch yếu và nhạy cảm hơn như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh thần kinh, thấp khớp cũng có nguy cơ cao bị dị ứng thuốc kháng sinh.

Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Khi nhận thấy dấu hiệu bị dị ứng thuốc kháng sinh, đầu tiên bạn cần ngưng dùng ngay lập tức rồi liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Đặc biệt là khi bạn gặp phải những triệu chứng của tình trạng sốc phản vệ.

Trước khi được đưa đến và tiếp nhận bởi các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh và người nhà cần thực hiện những thao tác sau:

  • Liên hệ bác sĩ xem có thể dùng thuốc epinephrine để tiêm cho bệnh nhân không, nếu được thì tiêm vào vị trí nào phù hợp.
  • Để bệnh nhân nằm ngửa, đầu đặt thấp, chân đặt cao hơn. Nếu người bệnh bị buồn nôn thì giúp họ thay đổi tư thế nằm nghiêng sang trái hoặc phải chứ không được tự ý đứng dậy hoặc ngồi lên.
  • Đặc biệt lưu ý không cho bệnh nhân nằm một mình, phải luôn có người bên cạnh.

Khi đến gặp bác sĩ, cần đưa cho họ những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để họ kiểm tra và có phương án kịp thời. Trong trường hợp biểu hiện dị ứng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc có chứa corticoid kết hợp với các loại thuốc khác.

Dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?
Dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

Có những trường hợp bệnh nhân năng sẽ phải bù điện giải và bổ sung nhiều nước, đôi khi cần dùng tới thuốc lợi tiểu. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm sẽ lại cần dùng thêm kháng sinh, các bác sĩ sẽ có cân nhắc kỹ càng cho từng trường hợp để bảo vệ tính mạng bệnh nhân.

Một số cách phòng ngừa tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh

Những người có nguy cơ cao hoặc vừa trải qua dị ứng thuốc kháng sinh cần lưu ý những điểm phòng ngừa sau:

  • Không sử dụng thuốc kháng sinh khi không được kê đơn.
  • Tìm hiểu những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao và tránh không ăn.
  • Nếu bạn biết mình bị dị ứng với những loại kháng sinh nào, tình trạng ra sao thì cần báo cho chuyên viên y tế và bác sĩ nắm được.
  • Sử dụng vòng tay sức khoẻ cũng là cách giúp người bệnh bảo vệ bản thân tốt hơn.

Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh. Chúc bạn luôn luôn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống. 

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ