Bệnh viêm phổi không sốt hoàn toàn có thể xảy ra do một số loại vi khuẩn, virus gây ra. Trong bài này tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về cách nhận biết viêm phổi không sốt qua các triệu chứng và cách chăm sóc bệnh nhân đúng cách.
Viêm phổi không sốt là gì?
Bệnh viêm phổi là một vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, khi đó ở một trong hai bên lá phổi sẽ bị sưng lên kèm theo viêm. Tình trạng phổi bị sưng lên khiến cho lượng dịch trong phổi tiết ra rất nhiều và tạo thành những tế bào chết. Hiện tượng này làm cho đường thở bị tắc nghẽn ở cuối chỗ những cụm túi khí.
Bệnh viêm phổi không sốt khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể hồi phục hoàn toàn mà không hề gây nguy hiển tới tính mạng. Căn bệnh này phổ biến ở những người lớn tuổi, tuy nhiên nó có thể xuất hiện ở bất kỳ nhóm đối tượng nào kể cả trẻ em. Ở người già vì hệ thống miễn dịch bị lão hóa và hoạt động không được trơn tru nên khi các vi khuẩn tấn công thường không có đủ sức chống lại dẫn tới mắc bệnh.
Những đối tượng sau khi mắc bệnh viêm phổi không sốt sẽ rất nguy hiểm:
- Người có hệ miễn dịch kém
- Người bệnh phổi mãn tính
- Trẻ em
- Người già
Đa số các trường hợp viêm phổi thông thường sẽ kèm theo các triệu chứng nôn, sốt và ho. Tuy nhiên một số trường hợp viêm phổi không sốt cũng hoàn toàn bình thường có thể xảy ra.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi mắc viêm phổi không sốt sẽ rất nguy hiểm vì không có triệu chứng nào xảy ra rõ rệt. Trẻ đôi khi chỉ là chút thờ ơ, bồn chồn nên rất khó phát hiện bệnh ở trẻ. Những người cao tuổi hoặc người có hệ miễn dịch kém không bị sốt là điều thường xảy ra, các biểu hiện khác cũng không thể hiện quá rõ rệt. Ở người già mắc bệnh thường có thể trạng không ổn định, thường xuyên nhầm lẫn, tinh thần hay hoảng loạn.
Dấu hiệu nhận biết viêm phổi không sốt
Việc phát hiện bệnh sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc khỏi bệnh của từng người. Những người được điều trị sớm và đúng cách sẽ có khả năng hồi phục cao hơn rất nhiều so với những người bệnh bị phát hiện bệnh muộn.
Đau ngực
Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi và đau ngực, thậm chí trong một số trường hợp bệnh nhân còn mắc phải chứng nhiễm trùng phổi. Cảm giác lúc này sẽ không hề dễ chịu chút nào, những cơn đau đớn dữ dội thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống.,
Trong thực tế, một số bệnh nhân liên tục sử dụng kháng sinh từ 5-10 ngày và bệnh viêm phổi biến mất. Tuy nhiên đây là cách không an toàn và cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực. Bệnh nhân nếu như được chữa trị nhanh chóng thì hiện tượng ho sẽ thuyên giảm nhanh chỉ sau 2-3 ngày.
Khó thở
Triệu chứng khó thở thường xuyên xảy ra với người bệnh viêm phổi không sốt. Một số trường hợp bệnh nhân có thể cần trợ giúp từ máy thở để cung cấp đủ lượng ô xy vì máu có thể không đáp ứng đủ khí cho cơ thể.
Cảm giác lạnh, run
Khi vi khuẩn đã lan vào tận trong máu thì tình trạng run, lạnh là biểu hiện điển hình của người bệnh viêm phổi không sốt.
Ho khan hoặc ho có đờm
Nếu như người bệnh viêm phổi không sốt do vi khuẩn gây ra thì có thể sẽ xuất hiện triệu chứng ho có đờm đặc. Một số trường hợp bệnh xuất hiện do các nguyên nhân khác thì ho khan có thể xảy ra.
Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi không sốt như thế nào?
Giảm tiêu hao năng lượng
Bệnh nhân viêm phổi không sốt tốt nhất hãy hạn chế vận động để giảm việc tiêu thụ năng lượng. Hãy nằm nghỉ nhiều vào khoảng thời gian còn yếu, khi cảm thấy sức khỏe khá hơn thì có thể vận động nhẹ nhàng.
Tuy nhiên bệnh nhân khi nằm nghỉ cũng cần chú ý là nên thay đổi nhiều tư thế nằm để cho đỡ mỏi và đau người.
Kháng mất nước
Bổ sung lượng nước cho bệnh nhân bằng cách truyền dịch, ăn cháo nước, uống sữa, nước hoa quả, nước lọc.
Mỗi ngày nên nạp vào cơ thể bệnh nhân uống 3 – 4 lít để bù nước và giúp làm long đờm.
Thông đường thở cho bệnh nhân thường xuyên
Cần giữ không khí trong phòng nóng và ẩm để cho bệnh nhân dễ thở. Nếu có thể hãy hướng dẫn người bệnh tập thở từ từ đúng cách hít qua đường mũi và thở ra qua miệng.
Trong trường hợp bệnh nhân bị ho thì hãy đỡ họ ngồi dậy để cho người hơi cúi về phía trước để giúp người bệnh dễ chịu hơn. Nếu như ho mạng thì người bệnh cần để hong với đầu gối gấp lại giúp giảm căng cơ bụng. Bằng cách vỗ vào ngực và ho mạnh sẽ giúp cho đờm dễ dàng long ra ngoài hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ cho thở oxy và sử dụng thuốc đều đặn sẽ giúp tình trạng bệnh đỡ hơn theo thời gian.
Cách xử lý khi bệnh nhân xuất hiện biến chứng
Sốt
Thực tế cho thấy, ở một số trường hợp người bệnh viêm phổi không sốt lúc đầu nhưng vẫn gặp phải dấu hiệu sốt sau một thời gian khi bệnh chuyển biến xấu đi. Cách xử lý khi gặp phải vấn đề này là, chúng ta có thể:
- Sử dụng thuốc kháng sinh nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ
- Cho bệnh nhân mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát để thoát nhiệt
- Cho người bệnh uống nhiều nước lọc
- Uống thuốc hạ sốt
- Chườm mát
Mất nước và thiếu hụt các chất điện giải
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để truyền dịch cho người bệnh
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ thức ăn và đồ uống, cháo, sữa, trái cây
- Uống thật nhiều nước
Đường thở bị tăng xuất tiết
- Hút hết nước mũi và đờm trong cổ họng
- Nếu bệnh nhân thở khò khè thì cho nằm ở tư thế ngửa, đồng thời kê gối ở phía dưới đầu rồi ngửa ra sau
Sau khi chữa trị ở các cơ sở y tế, người bệnh về nhà cũng cần đặc biệt chú ý tự chăm sóc bản thân hoặc nhờ người thân chăm sóc để nhanh chóng hồi phục hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm phổi không sốt, từ nay về sau các bạn đã có thể biết cách xử lý hoặc chăm sóc cho người thân khi không may gặp phải tình trạng trên.