Giãn dây chằng lưng có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vận động hàng ngày của bệnh nhân. Việc nắm rõ nguyên nhân cũng như những biện pháp điều trị hiệu quả có thể giúp bệnh nhân giải quyết triệt để tình trạng này một cách nhanh chóng nhất. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu thì hay theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng
Dây chằng là những sợi mô cứng làm nhiệm vụ kết nối hai đốt xương lại với nhau. Một khi chúng bị kéo căng quá mức, hiện tượng giãn dây chằng sẽ xảy ra. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu cũng như ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày.
Theo các bác sĩ, giãn dây chằng vùng lưng có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Sai tư thế
Sai tư thế được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng dây chằng lưng bị giãn. Việc thực hiện các động tác không đúng thường khiến cột sống và dây chằng chạy dọc cột sống chịu tác động một cách đột ngột. Hậu quả là sợi mô cứng không kịp thích nghi và bị căng giãn quá mức, gây nên những cơn đau ở người bệnh.
Chấn thương vùng lưng
Có không ít người bị căng giãn dây chằng vùng lưng do chấn thương, ví dụ như ngã khi chơi thể thao, tai nạn xe,… Chấn thương khiến vùng lưng phải chịu một ngoại lực mạnh, khiến cấu trúc cột sống và các bộ phận của nó như đĩa đệm, dây chằng,… bị tổn thương. Do đó, hiện tượng căng giãn dây chằng có thể xảy ra.
Làm việc ở cường độ cao
Do đặc thù công việc, nhiều người phải làm việc liên tục ở cường độ cao, ví dụ như khuân vác, công nhân, vận động viên,… Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ bắp và dây chằng vì áp lực đè nén lên chúng diễn ra trong một thời gian dài. Nếu sau đó không nghỉ ngơi hợp lý, tình trạng giãn dây chằng hoàn toàn có thể xảy ra.
Cột sống bị thoái hóa
Khi con người bắt đầu già đi, quá trình lão hóa “tấn công” toàn diện mọi bộ phận, khu vực trên cơ thể, bao gồm cả dây chằng lưng. Dây chằng lưng trở nên yếu dần đi và không giữ được cấu trúc như ban đầu. Lúc này, mỗi một hoạt động thể chất cường độ trung bình cũng có thể khiến dây chằng căng giãn quá mức và bị tổn thương.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng giãn dây chằng ở lưng cũng có liên hệ mật thiết đến một số yếu tố khác như: Lười vận động, môi trường làm việc trơn trượt dễ gây ngã, mệt mỏi stress, trang thiết bị lao động không đảm bảo,…
>> Có thể bạn quan tâm: Đau lưng không đứng thẳng được do những nguyên nhân không ngờ
Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng giãn dây chằng không phải vấn đề quá nghiêm trọng và chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Theo các chuyên gia, tình trạng này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe, đặc biệt là với trường hợp xử lý không đúng cách hoặc không điều trị sớm.
Một số biến chứng giãn dây chằng vùng lưng thường gặp có thể kể đến là:
- Các cơn đau dai dẳng: Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải “sống chung” với những cơn đau kéo dài dai dẳng. Những cơn đau không chỉ xuất hiện khi đang làm việc mà còn có thể là cả trong khi ngủ. Có không ít trường hợp bị suy giảm chất lượng giấc ngủ nghiêm trọng bởi vì tình trạng đau nhức mãn tính này, từ đó ảnh hưởng đến cả sức khỏe tổng thể và cuộc sống hàng ngày.
- Đứt dây chằng: Việc căng giãn quá mức vốn dĩ đã khiến cấu trúc của dây chằng lưng bị suy yếu đáng kể. Nếu không được khắc phục sớm, người bệnh rất có thể phải đối mặt với nguy cơ đứt dây chằng. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm vì nó có khả năng gây ra nhiễm trùng, ảnh hưởng đến xương khớp và khiến người bệnh không thể vận động được nữa.
Bị giãn dây chằng lưng phải làm sao?
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh tình mà các biện pháp điều trị có thể khác nhau. Lời khuyên tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.
Một số biện pháp phổ biến có thể kể đến là:
Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn
Đây là biện pháp đơn giản nhất nhưng hiệu quả đem lại rất tích cực. Biện pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp giãn dây chằng lưng ở mức độ nhẹ. Khi cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ và thư giãn tối đa, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ được đẩy lùi đáng kể.
Người bệnh lưu ý là không nên nghỉ ngơi quá nhiều, chỉ 2 đến 3 ngày là đủ. Nguyên nhân là vì nếu nằm trên giường và không vận động trong một thời gian dài có thể làm giảm lưu thông máu của cơ thể.
Chườm lạnh cho vùng lưng bị tổn thương
Chườm lạnh cũng là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh áp dụng tại nhà. Dưới tác động của nhiệt từ đá lạnh, triệu chứng đau do dây chằng giãn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Để tăng hiệu quả sử dụng, người bệnh nên thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Chuẩn bị: 5 đến 7 viên đá lạnh, 1 chiếc khăn mặt.
Cách làm:
- Dừng khăn mặt bọc toàn bộ số đá lại, cố định bằng một chiếc dây chun.
- Người bệnh kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm vào lưng, tốt nhất là nên sử dụng một cái khăn mỏng trải lên lưng trước khi chườm.
- Đắp túi đá lạnh lên khu vực cảm thấy bị đau, giữ khoảng 30 giây rồi nhấc lên. Thực hiện lặp lại liên tục cho đến khi cảm giác khó chịu thuyên giảm.
Sử dụng thuốc uống giảm đau
Nếu người bệnh không có nhiều thời gian chuẩn bị, dùng thuốc Tây y là một lựa chọn hợp lý. Các loại thuốc giảm đau liều nhẹ có thể giúp cải thiện nhanh chóng hiện tượng đau nhức đồng thời hạn chế tình trạng viêm sưng (nếu có).
Thuốc giảm đau như acetaminophen, panadol, ibuprofen, naproxen,… có thể tìm mua dễ dàng và không đơn từ bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc này tối đa 10 ngày. Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
Mẹo vặt dân gian
Một số mẹo vặt dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng giãn dây chằng vùng lưng là:
- Trà hoa cúc, quế và mật ong: Một ly trà thảo mộc từ hoa cúc, quế khô và mật ong sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn hoạt chất chống viêm dồi dào, từ đó giúp giảm đau nhức và sưng tấy hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu: 5g hoa cúc khô, 1g quế, 1 thìa cà phê mật ong, 300ml nước sôi. Cho tất cả nguyên liệu vào cốc sứ, ủ trong khoảng 10 phút là có thể dùng được.
- Thuốc đắp từ ngải cứu: Đối với các tình trạng bong gân, sưng tấy, giãn dây chằng,… ngải cứu là bài thuốc Nam khắc phục tốt nhất. Ngải cứu giàu hoạt chất kháng viêm, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng. Chuẩn bị: 100g ngải cứu. Cách thực hiện: Lá ngải cứu giã nát, trộn thêm cùng với 30ml giấm trắng rồi đem sao khô trên bếp lửa. Dùng hỗn hợp thu được đắp lên khu vực bị đau, ngày 1 lần.
Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?
Vấn đề giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi cũng nhận được không ít sự quan tâm. Theo các bác sĩ, câu trả lời còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng. Nếu bệnh không quá nghiêm trọng và người bệnh có biện pháp xử lý kịp thời thì sau 1 đến 2 tháng cơ thể có thể hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng hơn, người bệnh thường mất nhiều thời gian hơn. Điều quan trọng là sau khi khỏi bệnh cần chú ý đến việc phòng tránh tái phát, bởi lúc này cấu trúc dây chằng đã không còn khỏe mạnh như ban đầu.
Giãn dây chằng lưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe người bệnh. Để phòng tránh tốt nhất tình trạng này, mọi người nên tăng cường thể dục thể thao, ăn uống điều độ và hạn chế tối đa các loại vận động mạnh không đảm bảo an toàn.
>> Xem thêm: Đau lưng mỏi gối là bệnh gì? Thuốc trị hiệu quả