Đau dạ dày nên uống thuốc gì đẩy lùi bệnh hiệu quả?

Rate this post

Đau dạ dày nên uống thuốc gì? Thuốc điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nếu uống đúng thuốc kết hợp cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập khoa học, bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Ngược lại bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị đau dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi? Chuyên gia NIIT Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết này, tham khảo ngay nhé!

Đau dạ dày nên uống thuốc gì?

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thường dựa vào triệu chứng, tình trạng đau dạ dày, nguyên nhân gây bệnh để kê đơn thuốc cho người bệnh. Thông thường các loại thuốc đau dạ dày bác sĩ kê đơn gồm có:

Các loại thuốc kháng axit

Tác dụng: Trung hòa axit dạ dày giúp giảm nhanh các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày do lượng axit dạ dày dư thừa. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng axit chứa simethicon còn có tác dụng giảm đầy hơi.

Các loại thuốc kháng axit như: Amphojel, Alka-Seltzer, Gelusil, Pepto-Bismol, Magnesia, Mylanta…

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón, co thắt dạ dày và rối loạn nhu động ruột.

Chống chỉ định: Người bị mắc bệnh về thận mãn tính.

Đau dạ dày nên uống thuốc gì

Các loại thuốc ức chế thụ thể H2

Tác dụng: Điều chỉnh lượng axit dạ dày dư thừa và giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ nóng và khó nuốt. Tác dụng kéo dài (24 tiếng sau khi uống thuốc) nhưng cho hiệu quả không nhanh như các loại thuốc kháng axit. Để tăng hiệu quả, thuốc ức chế thụ thể H2 có thể được kê đơn uống cùng với thuốc kháng axit trong thời gian ngắn.

Các loại thuốc ức chế thụ thể H2 thường được dùng gồm: Thuốc nhóm cimetidine (thuốc Tagamet và thuốc Tagamet HB), nhóm thuốc famotidine (điển hình như thuốc Pepcid, thuốc Pepcid AC), nhóm thuốc nizatidine (ví dụ như thuốc Axid) và nhóm thuốc ranitidine (thường dùng là thuốc Zantac).

Cách dùng: Uống trước mỗi bữa ăn đầu tiên trong ngày. Một vài trường hợp thuốc được uống trước khi ăn tối.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn và đau đầu.

Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Tác dụng: Chữa trị và phòng ngừa ợ nóng, các cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên nhiều hơn 2 lần trong một tuần. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sản xuất axit trong các tế bào thành dạ dày (kiểm soát axit dạ dày).

Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPIs) gồm:

  • Dexlansoprazole: Thuốc Dexilant
  • Esomeprazole: Tiêu biểu là thuốc Nexium
  • Lansoprazole như thuốc Prevacid
  • Nhóm omeprazole: Có thuốc Prilosec OTC, thuốc Prilosec, thuốc Zegerid
  • Rabeprazole: Thuốc Aciphex và pantoprazole như thuốc Protonix

Thời gian uống thuốc: Buổi sáng, trước khi ăn nửa tiếng đến một tiếng, uống khi đói và chỉ uống một lần/ngày.

Tác dụng phụ có thể xảy ra: Buồn nôn, nôn, đau đầu, khó chịu đau bụng và tiêu chảy. Những tác dụng phụ này thường rất hiếm gặp. Bên cạnh đó, thuốc ức chế bơm proton có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phổi, ruột, gãy xương cột sống, xương cổ tay và xương đùi. Dễ xảy ra ở người bệnh uống thuốc kéo dài trên 1 năm.

Thuốc đau dạ dày

Thuốc giảm đau khác

Một số loại thuốc giảm các cơn đau dạ dày được bác sĩ kê đơn như:

Thuốc giảm đau Bismuth

Tác dụng: Chữa buồn nôn, ợ nóng, giảm các cơn đau dạ dày khó chịu do vi khuẩn Hp gây ra.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc giảm đau Bismuth trong trường hợp đau dạ dày đơn thuần không phải do vi khuẩn Hp.

Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bác sĩ kê đơn thường dựa vào độ tuổi, bệnh đang ở mức độ nào và mức độ đáp ứng thuốc.

Tác dụng phụ: Màu sắc phân và lưỡi có thể bị thay đổi nếu liều lượng thuốc tăng lên hoặc lạm dụng dùng thường xuyên. Bị tiêu chảy, nôn ói, mất nước, nguy hiểm hơn là thính lực bị tổn thương.

Thuốc Sucralfate

Tác dụng: Điều trị và ngăn chặn viêm loét ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau Sucralfate: Hình thành lớp màng phủ lên các chỗ tổn thương ở niêm mạc dạ dày, từ đó vết loét không bị tổn thương nặng hơn và mau chóng lành.

Liều dùng: Uống 2 – 4 lần/ngày, uống khi đói trước mỗi bữa ăn khoảng một giờ. Cần phải chú ý, thời điểm uống các ngày phải trùng nhau. Ví dụ như hôm trước uống thuốc lúc 6 giờ trước khi ăn sáng thì hôm sau cũng phải uống vào lúc 6 giờ.

Chú ý: Phải uống thuốc giảm đau Sucralfate ngay cả khi không bị những cơn đau “hành hạ”, bởi vết loét có thể mất đến 4 – 8 tuần mới có thể lành lặn hoàn toàn.

Thuốc giảm đau Sucralfate có thể kết hợp với thuốc kháng axit nhưng thuốc kháng axit phải uống trước hoặc sau thuốc giảm đau Sucralfate thời gian ít nhất là nửa tiếng.

Tác dụng phụ: Đầy hơi, khô miệng, buồn nôn và táo bón.

đau dạ dày uống thuốc gì

Thuốc giảm đau Misoprostol

Tác dụng: Giảm nguy cơ dạ dày bị viêm loét ở những bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Tuy nhiên, hiện nay loại thuốc này ít được sử dụng.

Kháng sinh

Hầu hết các trường hợp bị đau dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Loại vi khuẩn này có thể sống được trong môi trường axit dạ dày. Vì thế, đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra nên uống thuốc kháng sinh. Nếu không quá trình điều trị chỉ làm thuyên giảm triệu chứng mà không đem lại hiệu quả trị bệnh tận gốc.

Một số thuốc kháng sinh được kê đơn: Nhóm amoxicillin (chẳng hạn như thuốc Amoxil, Augmentin) kết hợp với clarithromycin (thuốc Biaxin). Hoặc nhóm metronidazole (thuốc Flagyl) kết hợp cùng với nhóm clarithromycin.

Chú ý: Uống đúng đủ thuốc kháng sinh theo liều lượng (thường 14 ngày) theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng gây nhờn hoặc uống không đủ thời gian, bệnh dễ tái phát, điều trị gặp khó khăn hơn.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp đau dạ dày nên uống thuốc gì? Dù uống thuốc gì thì người bệnh cũng cần phải tuân thủ tuyệt đối theo đơn kê, chỉ định của bác sĩ. Có như vậy, bệnh mới được kiểm soát nhanh chóng, hiệu quả và hạn chế được những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc.

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ