Đau dạ dày trong đêm do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Đau dạ dày trong đêm khiến cho người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi, thiếu ngủ. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy tại sao những cơn đau dạ dày lại xuất hiện vào ban đêm, cách điều trị như thế nào?

Đau dạ dày trong đêm là gì?

Đau dạ dày trong đêm là tình trạng các cơn đau đến bất chợt vào ban đêm thường là 1 – 2 giờ sáng khiến cho người bệnh bị tỉnh giấc.

Những cơn đau quặn thành từng cơn xuất hiện ở vị trí trên rốn, dưới mũi của xương ức (chính là vùng thượng vị), kèm theo là cảm giác nóng rát khó chịu ở vùng bụng. Đôi khi, người bệnh cũng gặp phải các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn ói, khó thở, ợ chua, ợ hơi, đau tức ngực.

Đau dạ dày trong đêm

Tại sao đau dạ dày về đêm?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến những cơn đau dạ dày lúc nửa đêm xuất hiện, đó là:

  • Ăn quá no ngay sát giờ đi ngủ: Để bụng quá đói hoặc ăn quá no đều tác động xấu đến dạ dày, đặc biệt là vào buổi tối. Nếu như dung nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể ngay sát giờ đi ngủ sẽ khiến cho dạ dày hoạt động quá tải dẫn đến các cơn đau xuất hiện cùng với tình trạng ợ chua, ợ hơi vào lúc nửa đêm
  • Do bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Lạm dụng bia rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích
  • Bị ngộ độc thực phẩm vào buổi tối, ngoài những cơn đau, người bệnh còn bị nôn ói. Nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh
  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày thực quản: Vào bữa tối, nếu người bệnh ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, giàu protein sẽ khiến dạ dày chịu áp lực lớn dễ dẫn đến các cơn đau về đêm, sáng sớm
  • Bị sỏi mật: Sỏi mật sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn làm xuất hiện các cơn đau mạnh mẽ ở dạ dày về phía bên phải. Cùng với đó là tình trạng mệt mỏi, nôn ói, mất sức…
  • Do đường tiết niệu bị nhiễm trùng: Những cơn đau bụng kéo dài âm ỉ, đi tiểu nhiều, quan sát nước tiểu có kèm theo máu
  • Vùng chậu bị viêm nhiễm không chỉ gây ra những cơn đau dạ dày kéo dài vào ban đêm mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác, chị em cần hết sức chú ý
  • Bị hội chứng ruột kích thích: Các cơn đau xuất hiện đột ngột cùng với đó là tình trạng đầy hơi, bụng bị chướng
  • Mắc bệnh viêm dạ dày ruột cơn đau thường kèm theo tình trạng nôn ói vào nửa đêm
  • Bị ung thư dạ dày: Các cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm có thể là triệu chứng ở giai đoạn đầu căn bệnh nguy hiểm mang tên ung thư dạ dày. Sau đó, tần suất những cơn đau nhiều hơn vào bất kỳ thời điểm nào, kèm theo là các triệu chứng nôn ói ra máu, chán ăn, giảm cân đột ngột, cơ thể bị suy nhược…
  • Áp lực, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, làm việc quá sức, thường xuyên thức đêm, ngủ muộn…
  • Nguyên nhân gây bệnh khác: Một số nguyên nhân khác không ngờ đến có thể khiến các cơn đau xuất hiện về ban đêm như tiêu chảy, tác dụng phụ của kháng sinh, uống trà đặc quá gần giờ đi ngủ…

Tại sao đau dạ dày về đêm

Đau dạ dày ban đêm có nguy hiểm không?

Tình trạng những cơn đau xuất hiện thường xuyên, liên tục vào lúc nửa đêm kéo dài, kèm theo là các dấu hiệu biểu hiện bất thường thì rất nguy hiểm. Đây có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong như:

  • Bị xuất huyết dạ dày: Triệu chứng đi kèm là nôn ói ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen
  • Hẹp môn vị: Những cơn đau thắt, nôn ói có lẫn máu
  • Thủng dạ dày kéo theo đó là nguy cơ cao bị mắc các căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh điển hình là viêm ruột thừa
  • Ung thư dạ dày nếu như không phát hiện sớm, có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây tử vong ở người bệnh

Cách điều trị đau dạ dày trong đêm

Tình trạng đau dạ dày vào nửa đêm rất nguy hiểm nên cần có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 2 biện pháp được nhiều người áp dụng hơn cả:

Điều trị bằng thuốc tân dược

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa vào tình trạng bệnh, triệu chứng kèm theo, thường là những loại thuốc sau:

  • Kháng sinh để giảm viêm, giảm đau nhanh chóng
  • Thuốc dạ dạ dày Phosphalugel để giảm axit dạ dày, giảm nhanh triệu chứng nóng rát khó chịu ở vùng thượng vị và tình trạng ợ chua
  • Thuốc dạ dày Gastropulgite giảm đau nhanh, làm lành tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả

Điều trị tại nhà bằng những mẹo dân gian

Vào ban đêm khi không may những cơn đau dạ dày xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giúp giảm đau dưới đây:

Sử dụng biện pháp chườm ấm

Chườm ấm có tác dụng giảm nhanh những cơn đau co thắt dạ dày, đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn. Bên cạnh chườm ấm, người bệnh có thể uống một cốc nước ấm.

Uống trà gừng

Hai hoạt chất là oleoresin cùng tecpen có trong trà gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm nhanh cơn đau và những triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày. Khi bị đau dạ dày vào ban đêm, người bệnh có thể uống một tách trà gừng khi còn ấm sẽ giúp giảm đau tức thì.

Cách điều trị đau dạ dày trong đêm

Uống trà cam thảo

Cam thảo chứa hai hoạt chất Flavonoid và Glabridin giúp tiêu diệt được vi khuẩn Hp (nguyên nhân gây bệnh) và giảm đau rất tốt. Ngoài ra, những chiết xuất có trong cam thảo còn giúp giảm đau, giảm buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng do đau dạ dày gây ra.

Người bệnh nên uống đều đặn trà cam thảo mỗi ngày, tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện.

Nhai lá cây bạc hà

Lá bạc hà có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào cùng với hàm lượng lớn axit rosmarinic có tác dụng chống viêm và tăng bài tiết dịch mật sẽ giảm được tình trạng đau dạ dày bắt nguồn từ nguyên nhân đầy bụng, khso tiêu.

Người bệnh chỉ cần nhai vài lá bạc hà tươi rồi nuốt nước từ từ. Sau vài phút cơn đau thuyên giảm, người bệnh cũng dễ chịu hơn.

Cách phòng tránh đau dạ dày vào ban đêm

Để ngăn chặn những cơn đau dạ dày xuất hiện vào lúc nửa đêm làm gián đoạn giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên áp dụng những biện pháp phòng tránh sau:

  • Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn những loại đồ ăn, thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn quá cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm có hàm lượng axit cao…
  • Tăng cường những loại đồ ăn, thực phẩm và thức uống tốt cho dạ dày như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc…
  • Cần ăn chậm và nhai thật kỹ giúp giảm áp lực cho dạ dày đồng thời ngăn ngừa được chứng đầy hơi khó chịu.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nước sẽ giúp trung hòa và làm loãng dịch vị dạ dày, ngăn chặn được tình trạng đầy hơi.
  • Thay vì ăn quá nhiều trong một bữa ăn thì người bệnh nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm được áp lực cho dạ dày.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh bị áp lực, stress kéo dài khiến dạ dày phải chịu áp lực bằng cách tập luyện yoga, nghe nhạc, đi bộ, ngồi thiền…
  • Cần duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để nâng cao sức khỏe toàn diện.

Những thông tin về căn bệnh đau dạ dày trong đêm trên đây mong rằng giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó biết được nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ