Có những cách nào để bảo vệ thông tin không bị rò rỉ trên mạng

Rate this post

Sự phát triển của internet và công nghệ giúp cho việc giao tiếp và trao đổi toàn cầu dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy, điển hình là việc chúng ta ngày càng “mất an toàn” hơn trong thế giới số. Vậy có những cách nào để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính mình trong kỷ nguyên số?

Stephen Ebbett – Giám đốc toàn cầu công ty bảo hiểm cho tiện ích Protect Your Bubble, đã chia sẻ những cách giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân trước nguy cơ bị tấn công và đánh cắp bởi các dịch vụ số.

Có những cách nào để bảo vệ thông tin
Cách bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân

Với mạng xã hội, hãy chia sẻ thông tin một cách có chọn lọc

Người Việt có thói quen chia sẻ gần như mọi thông tin cá nhân trên mạng xã hội, điều này tạo cơ hội tốt cho kẻ xấu đánh cắp thông tin dễ dàng hơn. Vì thế, nguyên tắc quan trọng nhất là hãy chia sẻ ít đi và đặc biệt là không chia sẻ quá nhiều về các thông tin như số thẻ tín dụng, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, ngày sinh, bằng lái các loại, giấy tờ tùy thân, địa chỉ email…

Có những cách nào để bảo vệ thông tin
Cách bảo vệ thông tin trên Facebook

Bạn nghĩ rằng những thông tin đó không có giá trị và vô tư chia sẻ nó? Đây là một suy nghĩ sai lầm vì đó mới chính là những thứ quý giá nhất trên mạng xã hội và dễ bị thu thập để phục vụ cho những mục đích xấu.

Ngoài ra, nếu phải chia sẻ mật khẩu tài khoản cá nhân cho ai đó thì hãy hay đổi mật khẩu ngay sau khi xong việc.

Tận dụng các cài đặt bảo mật trên mạng xã hội

Các trang mạng xã hội như instagram hay facebook đều cung cấp các cài đặt bảo mật dành cho người dùng và bạn nên tận dụng nó để cài đặt tài khoản ở chế độ riêng tư, kiểm soát những người có thể xem bài đăng, bảo vệ ảnh tiểu sử cùng các thông tin cá nhân khác.

Cẩn thận khi dùng wifi công cộng để bảo vệ thông tin của bạn

Wifi công cộng là một trong những “vũ khí”mà các hacker dùng để đánh cắp các thông tin cá nhân của người dùng. Vì thế, không tùy tiện kết nối vào các wifi công cộng không rõ ràng. Đồng thời, người dùng cũng không nên đăng nhập vào bất cứ tài khoản cá nhân nào hoặc thực hiện thanh toán trực tuyến bằng wifi công cộng.

Nếu bắt buộc cần kết nối wifi công cộng trong trường hợp cần kíp thì hãy sử dụng ứng dụng mã hóa dữ liệu hoặc dùng VPN để bảo vệ.

Có những cách nào để bảo vệ thông tin trên mạng
8 Cách để không bị rò rỉ thông tin trên mạng

Dùng trình duyệt web riêng tư, bảo mật

Mọi trình duyệt web đều có thể lưu lại lịch sử, cookie để theo dõi chi tiết hoạt động trực tuyến của người dùng. Vì thế, người dùng có thể chặn cookie trong cài đặt trình duyệt web, tắt JavaScript hoặc sử dụng tính năng duyệt web riêng tư.

Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng proxy web hoặc mạng riêng ảo để ẩn địa chỉ IP, hoặc duyệt internet dạng ẩn danh.

Sử dụng các mật khẩu mạnh để bảo vệ thông tin tài khoản

Từ thiết bị cá nhân (điện thoại, laptop, desktop…) cho đến các tài khoản trực tuyến cá nhân (mạng xã hội, email, ngân hàng…) đều cần được bảo vệ bởi mật khẩu mạnh.

Mật khẩu mạnh là mật khẩu có sự kết hợp bởi chữ cái, chữ số, ký tự, ký hiệu. Độ dài mật khẩu luôn được khuyến khích dài từ 8 ký tự trở lên. Tất nhiên nó khó với người lạ nhưng phải dễ nhớ với chính bạn.

Ngoài ra, người dùng cũng không nên dùng một mật khẩu cho 2 hay nhiều tài khoản khác nhau của mình và nhớ cài đặt khóa thiết bị trong thời gian rảnh tay càng ngắn càng tốt. Để không lẫn lộn hoặc quên thì nên sử dụng một công cụ nào đó để quản lý mật khẩu mà chỉ bạn mới biết.

Kích hoạt trình xác thực 2 yếu tố

Không chỉ là mật khẩu, khi bạn sử dụng xác thực 2 yếu tố sẽ làm tăng mức độ bảo vệ mật khẩu và tài khoản lên một cấp độ cao hơn. Xác thực 2 yếu tố là việc sử dụng một mã dành riêng được trang web gửi tới điện thoại của bạn ở thời điểm đăng nhập tài khoản. Điều này giúp ngăn chặn việc truy cập tài khoản cá nhân trái phép ngay cả khi tin tặc đã biết được mật khẩu của bạn.

Có những cách nào để bảo vệ thông tin
Để bảo vệ thông tin trên internet

Kiểm tra HTTPS cho website

Khi truy cập bất kỳ trình duyệt web nào, hãy để ý xem trang web đó có được bắt đầu bằng HTTPS hay không. Đây là dấu hiệu của một trang web đã được mã hóa cho người dùng cuối. Điều này có nghĩa là nếu ai đó chia sẻ bất kỳ thông tin nào cho trang web này thì thông tin đó chỉ hiện thị với những người có quyền truy cập. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tải tiện ích bổ sung cho trình duyệt nhằm mã hóa trình duyệt web cá nhân.

Cập nhật hệ thống thường xuyên

Thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng, phần mềm và hệ thống là một việc rất cần thiết mà người dùng internet cần phải làm. Bởi lẽ, các lỗ hổng bảo mật sẽ luôn phát sinh trong quá trình sử dụng nên các bản cập nhật mới ngoài cung cấp phiên bản mới hơn để thiết bị có thể tiếp cận với những tính năng mới thì nó còn là bản vá lỗi, bản sửa chữa những lỗ hổng bảo mật. Đây là việc làm cần được nhắc nhớ thường xuyên để giảm thiểu tốt nhất các nguy cơ rò rỉ về thông tin và mất cắp dữ liệu cá nhân.

Cẩn thận trong quá trình sử dụng lưu trữ và đồng bộ đám mây tự động

Lưu trữ và đồng bộ dữ liệu bằng đám mây là một tiện ích tiện lợi và hữu ích vì nó giúp lưu trữ nhiều dữ liệu hơn và nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Tuy nhiên, khi sử dụng tiện ích này cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận dữ liệu có thể được tự động đồng bộ trên nhiều thiết bị khác nhau. Đây là mấu chốt của nguy cơ mất cắp dữ liệu.

Không có cách nào khác là người dùng cần phải thiết lập một mật khẩu mạnh và có tính phức tạp cho tài khoản lưu trữ đám mây cá nhân. Ngoài ra, các thư mục lưu trữ cũng cần có mật khẩu bảo vệ và bạn có thể kích hoạt thêm tính năng xác minh 2 bước để nâng mức độ bảo vệ cao hơn.

Trên đây là thông tin xoay quanh thắc mắc có những cách nào để bảo vệ thông tin. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn là một người dùng mạng thông thái!

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ