Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh thoái hóa cột sống. Tình trạng thoái hóa cột sống sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi sinh hoạt hoặc đi lại. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin xoay quanh câu hỏi bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Khi bị thoái hóa cột sống nhiều người sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình vận động hoặc sinh hoạt khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khi vận động. Chính vì nguyên nhân này nhiều người bệnh thường chọn việc nằm nghỉ ngơi thay vì vận động. Tuy nhiên đây là quan niệm cực kỳ sai lầm bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng chưa kể còn có thể khiến người bệnh bị lười vận động gây nên tình trạng xơ hóa khớp. Khi này việc vận động càng trở nên khó khăn. Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên vận động và luyện tập nhẹ nhàng để tránh cơ cứng khớp. Một trong những bộ môn được khuyến khích đó là đi bộ.
Đi bộ không chỉ là bài tập đơn giản, tốt cho sức khỏe mọi người mà còn làm tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp từ đó giúp các khớp có thể vận động nhẹ nhàng và giải tỏa được áp lực cho xương khớp. Chính vì vậy người bị thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể đi bộ.
Nguyên tắc đi bộ dành cho người bị thoái hóa cột sống
Để quá trình chữa bệnh hiệu quả khi đi bộ người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Tư thế khi đi bộ: nên đi thẳng và giữ cho đầu thẳng, lưng thẳng, thả lỏng hai vai để tay có thể đánh nhẹ nhàng.
- Tốc độ đi chậm nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát, không nên đi quá nhanh.
- Nhịp thở: Kết hợp hít thở nhẹ nhàng để không bị mất sức khi đi quá lâu.
- Thời gian đi bộ: Nên duy trì từ 30 – 45 phút mỗi ngày, không nên đi quá lâu. Việc đi quá lâu có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi sinh ra tâm lý chán nản, gây ảnh hưởng tới việc luyện tập lần sau.
Lợi ích của đi bộ đối với người bị thoái hóa cột sống
Việc thường xuyên đi bộ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Những lợi ích có thể kể đến là:
- Hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho cơ đặc biệt là ở bàn chân, cẳng chân và thân người. Từ đó giúp nâng cao sự dẻo dai cho cơ thể
- Hỗ trợ cấu trúc cột sống lưng giúp cho quá trình tuần hoàn máu dễ dàng và suôn sẻ, hỗ trợ thúc đẩy chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và đào thải độc tố giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế mệt mỏi.
- Cái thiện sức khỏe do việc đi bộ sẽ giúp hệ cơ xương linh hoạt hơn, ngăn ngừa chấn thương.
- Hạn chế và giảm nguy cơ loãng xương từ đó phòng tránh bệnh thoái hóa khớp.
- Kiểm soát cân nặng hiệu quả từ đó hạn chế tình trạng gây áp lực lên sống lưng.
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Tương tự như đi bộ thì chạy bộ cũng là bộ môn thể thao quen thuộc với rất nhiều người. Tuy nhiên với bệnh nhân đang bị thoái hóa cột sống chạy bộ có phải là bộ môn thể thao thích hợp? Câu trả lời là chạy bộ chỉ được khuyến khích ở những người bệnh đang ở giai đoạn đầu. Khi mới chớm bệnh người bệnh nên chạy bộ bởi chạy bộ sẽ mang đến những lợi ích như:
- Làm lưu thông tuần hoàn máu: Việc chạy bộ kết hợp hít thở sẽ làm lượng máu trong cơ thể dễ dàng lưu thông và giúp các cơ quan được cung cấp lượng máu cần thiết hơn.
- Hỗ trợ các đĩa đệm và cột sống khỏe mạnh hơn: Các đĩa đệm trong quá trình chạy bộ sẽ được cung cấp nhiều dịch lỏng hơn từ đó giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.
- Làm săn cơ bắp và thư giãn cơ thắt lưng và vùng hông: Việc chạy bộ sẽ giúp cơ bắp không bị căng cứng và trở nên dẻo dai linh hoạt.
Lưu ý khi chạy bộ, đi bộ với người bị thoái hóa cột sống
- Thời gian mỗi ngày: Thời gian mỗi khi bắt đầu là 5 – 10 phút, không nên chạy và đi quá lâu có thể khiến người bệnh mệt mỏi
- Thực hiện đúng tư thế: Tư thế chạy bộ và đi bộ là rất quan trọng giúp người bệnh giảm được cơn đau do bệnh mang lại.
Đây là hai lưu ý cần thiết nhất mà người bệnh bị thoái hóa cột sống cần nhớ để không làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết nhất quanh câu hỏi bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? Hy vọng với những thông tin được chia sẻ người đọc sẽ có được những thông tin bổ ích nhất từ đó lựa chọn được chế độ luyện tập thích hợp với tình trạng của mình để đẩy lùi được căn bệnh thoái hóa cột sống, từ đó có được cuộc sống vui vẻ và mạnh khỏe hơn.