Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì để xây dựng được một thực đơn ăn uống khoa học giúp bệnh nhanh khỏi hơn? Điều này là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu không may bị những cơn đau dạ dày “hành hạ”, bởi chế độ ăn uống góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị và ngăn ngừa các căn bệnh về dạ dày, bệnh đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây tổng hợp những loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống mà phụ nữ mang thai nên ăn và không nên ăn khi mắc căn bệnh này, cùng tìm hiểu nhé!
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì thì tốt?
Thực đơn ăn uống hàng ngày có thể giúp kiểm soát được cơn đau hiệu quả nếu như các thực phẩm bổ sung lành mạnh. Vì thế, chế độ ăn uống của bà bầu bị đau dạ dày nên thêm vào những loại thực phẩm, đồ ăn sau:
Thực phẩm giàu axit béo Omega 3
Những loại thực phẩm giàu omega 3 gồm có cá thu, cá trích, cá hồi, bơ, hạt óc chó, hạnh nhân… Nhóm thực phẩm này có tác dụng chống sưng viêm, làm lành tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày, giảm những cơn đau dạ dày xuất hiện. Bên cạnh đó, omega 3 còn giúp ngăn ngừa được tình trạng loãng xương, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, ngăn ngừa tiểu đường, rụng tóc, tiền sản giật khi mang thai…
Bổ sung thêm nhiều rau xanh
Rau củ quả có màu xanh giàu chất xơ, chất khoáng và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều rau xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, quá trình trao đổi chất cũng được thức đẩy, ngăn ngừa các vấn đề xảy ra ở đường ruột và táo bón hiệu quả.
Đặc biệt, rau xanh có hàm lượng nước nhiều, có độ pH kiềm có tác dụng trung hòa được dịch vị axit dạ dày, giảm được lượng axit dư thừa và giảm những cơn đau thượng vị xuất hiện.
Ăn nhiều rau xanh còn giúp cho mẹ bầu cải thiện được những triệu chứng khác đi kèm như ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi….
Một số loại rau xanh tốt cho bà bầu bị đau dạ dày như rau dền, bắp cải, súp lơ, rau mồng tơi…
Thực phẩm chứa nhiều protein
Protein không những tốt cho phụ nữ đang mang thai, sự phát triển của thai nhi mà còn giúp cải thiện được tình trạng cơ thể bị suy nhược, luôn cảm thấy mệt mỏi do đau dạ dày gây ra.
Loại thực phẩm giàu protein mẹ bầu nên bổ sung như trứng, thịt bò, thịt gà, cá hồi, thịt lợn nạc, sữa, các loại hạt…
Sữa chua
Sữa chua giàu protein, axit amin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic cực tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột. Bà bầu bị đau dạ dày mỗi ngày nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua sẽ giúp giảm ngăn ngừa táo bón, chướng bụng, đầy hơi, giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, ăn sữa chua còn giúp giảm những triệu chứng ốm nghén khó chịu ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.
Thực phẩm giàu tinh bột
Nhóm thực phẩm này giúp kiểm soát được các cơn đau và triệu chứng khác đi kèm như ợ hơi, ợ nóng, đau rát thượng vị… Bởi tinh bột thấm hút được lượng axit dịch vị dư thừa, tăng sản sinh màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và các ổ viêm loét.
Thực phẩm giàu tinh bột như gạo lứt, bánh mì, bột yến mạch, khoai tây….
Uống nhiều nước mỗi ngày
Trong thời gian mang thai, nên bổ sung khoảng 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Nước không chỉ có vai trò giải khát, điều hòa thân nhiệt và cân bằng điện giải mà còn hỗ trợ hoạt động trao đổi chất, trung hòa dịch vị dạ dày và ngừa táo bón.
Mẹ bầu bị đau dạ dày nên uống nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2,5 – 3 lít nước. Uống đủ nước giúp cân bằng điện giải, thân nhiệt, hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn và trung hòa được dịch vị axit dạ dày, phòng ngừa được táo bón hiệu quả.
Hoa quả tươi
Trái cây tươi rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và cải thiện sức khỏe rất tốt. Khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C như dâu tây, cam, quýt, bưởi, việt quất… Bổ sung loại trái cây này sẽ giúp giảm mệt mỏi, stress, bị cảm cúm vặt ở trong thời kỳ đầu mang thai.
Nhóm hoa quả giàu chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn như bơ, táo, lựu, chuối… Bổ sung những loại hoa quả này không chỉ giúp ngăn ngừa những cơn đau xuất hiện mà còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể mẹ bầu, từ đó thúc đẩy được sự phát triển của thai nhi.
Chú ý: Nên ăn hoa quả sau khi ăn từ 30 – 60 phút, không nên ăn khi đói.
Bà bầu bị đau dạ dày kiêng gì?
Ngoài những loại thực phẩm lành mạnh nên ăn thì bà bầu bị đau dạ dày cần phải hạn chế hoặc tránh ăn những đồ ăn, thực phẩm gây kích thích dạ dày làm xuất hiện những cơn đau khó chịu. Các loại thực phẩm đồ uống cần kiêng gồm có:
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm và thường nhạy cảm hơn nhiều nên những thực phẩm gây dị ứng không chỉ làm nổi mẩn ngứa, buồn nôn, tiêu chảy mà còn làm những cơn đau dạ dày dữ dội hơn, khó thở, nôn mửa liên tục, khó thở, cơ tử cung co bóp nhiều hơn. Điều này cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Chính vì thế, trong thời gian mang thai, mẹ bầu bị đau dạ dày cần phải tránh xa các thực phẩm gây dị ứng, chẳng hạn như hải sản, lạc, mè…
Đồ ăn tái sống
Những loại đồ ăn, thực phẩm tái sống không được làm chín kỹ có thể chứa vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…. Khi mẹ bầu ăn vào có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến cơn đau dạ dày nặng hơn. Nguy hiểm hơn, một số loại vi khuẩn trong thức ăn tái sống gây viêm nhiễm đường ruột trầm trọng làm tăng nguy cơ thai bị chết lưu, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh. Chính vì thế, mẹ bầu cần phải tránh xa nhóm đồ ăn này.
Đồ uống có cồn, caffeine
Trong thời kỳ mang thai kèm theo bị đau dạ dày, mẹ bầu cần phải loại bỏ hoàn toàn các loại đồ uống chứa cồn như bia rượu, thức uống có gas, chứa caffeine. Những loại đồ uống này làm giảm khả năng hấp thụ sắt, canxi, chất dinh dưỡng khác khiến thai nhi không đủ chất dinh dưỡng sẽ bị yếu ớt, phát triển chậm.
Không chỉ vậy, đồ uống chứa cồn, caffeine còn làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi, ăn mòn niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều dịch vị axit khiến cơn đau mạnh mẽ hơn. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…
Thực phẩm gây tăng tiết dịch vị dạ dày
Các loại thực phẩm làm tăng tiết dịch vị dạ dày như đồ ăn có hàm lượng axit lớn (dưa muối, cà muối, xoài chua, cóc…), gia vị cay (ớt, tiêu, mù tạt), muối, dầu mỡ, chất bảo quản….
Bà bầu bổ sung nhóm thực phẩm này nhiều sẽ khởi phát những cơn đau dạ dày mạnh mẽ, thường xuyên, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng chất dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này thường nghèo nàn không đáp ứng được đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn nhóm thực phẩm làm tăng tiết dịch vị dạ dày.
Thực đơn cho mẹ bầu bị đau dạ dày
Mẹ bầu cần phải xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày vừa cung cấp đầy đủ, cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện vừa phải đảm bảo để kiểm soát được các cơn đau dạ dày và triệu chứng bệnh đi kèm. Vì thế, mẹ bầu nên xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày theo những nguyên tắc dưới đây:
- Tăng cường, bổ sung thực phẩm lành mạnh bà bầu bị đau dạ dày nên ăn, tránh xa hoặc loại bỏ các đồ ăn, thực phẩm cần kiêng
- Cần đa dạng các nhóm đồ ăn trong mỗi bữa ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đảm bảo sự phát triển của thai nhi, không nên chỉ ăn một hoặc vài loại thực phẩm
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2 tiếng và buổi tối ăn trước 20 giờ. Mỗi ngày bà bầu bị đau dạ dày nên ăn khoảng 4 – 6 bữa
- Tránh bỏ bữa nếu không những cơn đau dạ dày sẽ bùng phát dữ dội, khiến cho mẹ bầu luôn mệt mỏi, khó chịu, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi
- Cần ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời ăn chậm nhai kỹ, tránh nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với các giai đoạn phát triển của thai nhi. Điều này để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, cũng như giảm được áp lực cho dạ dày giúp dạ dày hoạt động tốt hơn
- Nên chế biến đồ ăn dạng luộc, nấu, hấp, hầm, hạn chế chiên xào, cay nóng để giảm được áp lực lên dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng… khó chịu sau ăn
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn không còn thắc mắc bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì và cách xây dựng được thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Mong rằng những thông tin này, giúp cho mẹ bầu không chỉ kiểm soát được những cơn đau dạ dày mà còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.