Đau dạ dày có uống được Paracetamol không? Cách uống đúng?

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trong các phương pháp điều trị đau dạ dày hiện nay thì Paracetamol là liều thuốc giảm đau giúp người bệnh nhanh chóng được giải thoát tức thời. Vậy đau dạ dày có uống được Paracetamol không và cần chú ý điều gì. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời chính xác nhé!

Đau dạ dày có uống được paracetamol?

Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt thường được dùng trong các trường hợp đau đầu do căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết, đau răng, đau nhức cơ xương khớp, đau bụng kinh, sốt do cảm cúm, viêm đường hô hấp cấp,… Đây là loại thuốc không được chỉ định kê đơn nên được bày bán phổ biến ở khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Paracetamol được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Viên sủi, viên nén, viên nang, viên nhai, viên đặt hậu môn, thuốc tiêm. Giá của mỗi loại tuỳ thuộc vào quy định niêm yết của từng hiệu thuốc.

Đối với người bị đau dạ dày, giảm đau bằng thuốc Paracetamol không còn quá xa lạ vì nó khá tiện lợi và mang lại tác dụng nhanh chóng. Với cơ chế là kiểm soát quá trình tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương để giảm mức độ đau. Loại thuốc này được đánh giá là khá an toàn vì không ảnh hưởng nhiều đến niêm mạc dạ dày và gây chảy máu như một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid khác.

Đau dạ dày có uống được paracetamol

Tuy nhiên, bản chất của Paracetamol là thuốc tây nên nó vẫn có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn nếu người bệnh lạm dụng trong thời gian dài. Dưới đây là một số tác động nguy hiểm của thuốc đến dạ dày:

  • Bào mòn niêm mạc dạ dày: Theo chuyên gia sức khỏe, giảm đau dạ dày bằng Paracetamol khá an toàn nhưng không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu sử dụng thuốc quá liều lượng thì có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng đau dạ dày như: đau thượng vị, khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… Từ đó kích thích lên vùng viêm loét, làm bào mòn và phá huỷ niêm mạc dạ dày.
  • Nhờn thuốc: Thuốc Paracetamol có tác dụng xoa dịu cơn đau nhanh chóng nhưng chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, nhiều người phớt lờ đi điều này mà liên tục sử dụng thuốc trong một thời gian dài từ đó gây ra tình trạng phụ thuộc, nhờn thuốc. Lúc này người bệnh bắt buộc phải tăng liều hoặc tìm đến phương pháp điều trị thay thế khác để cải thiện các triệu chứng bệnh. Thực sự đây là hậu quả tai hại khi bệnh chồng bệnh và kéo theo nhiều nguy hiểm khôn lường ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Gây ngộ độc: Trong một vài trường hợp không phổ biến có thể xảy ra hiện tượng ngộ độc thuốc trong vòng 24 giờ sử dụng như: chóng mặt, nôn, buồn nôn, tái da, chán ăn, phát ban, nổi mề đay,…Nghiêm trọng hơn là gây suy giảm chức năng gan, thận.

Tóm lại, đau dạ dày có thể uống được Paracetamol nhưng cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn chỉ định và không lạm dụng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.

Đau dạ dày có uống được paracetamol không

Hướng dẫn dùng paracetamol cho người đau dạ dày

Vậy sử dụng Paracetamol như nào cho đúng cách để bảo vệ an toàn cho sức khỏe mà vẫn đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng:

Liều lượng được khuyên dùng cho người lớn:

Dùng 1-2 viên/lần, tối đa 4g/ngày, mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Liều lượng được khuyên dùng cho trẻ em:

  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 10 – 15mg/lần/ngày, tối đa 60mg/ngày, mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều lượng tương tự như người trưởng thành.

Hiệu quả của thuốc nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, thông thường sẽ phát huy sau khoảng 30 phút.

Hướng dẫn dùng paracetamol cho người đau dạ dày

Lưu ý cho người đau dạ dày khi dùng paracetamol

Trong quá trình uống thuốc, người có tiền sử bệnh dạ dày nên chú ý một số điều sau để phòng ngừa xảy ra tình huống ngoài ý muốn, cụ thể:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị suy gan, suy thận, nghiện rượu, người có bệnh lý nền trên 65 tuổi cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng tùy tiện, đặc biệt khi bị đau quặn thắt dạ dày kèm sốt trên 39 độ hoặc sốt âm ỉ dài ngày chưa đỡ.
  • Đối với người trưởng thành không sử dụng thuốc quá 10 ngày và trẻ em không quá 5 ngày. Nếu vượt quá thời gian trên cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất kích thích trong thời gian uống thuốc vì chúng có thể sinh ra độc tính gây hại cho gan.
  • Không uống thuốc khi bụng rỗng. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn chính 30 đến 45 phút và nằm nghỉ ngơi.
  • Đối với những người bị viêm loét dạ dày nặng hoặc vừa phẫu thuật tiêu hoá, không nên sử dụng Paracetamol vì thuốc có thể gây tương tác với một số thuốc chống đông máu và chống nhiễm trùng.
  • Paracetamol thực chất chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị giảm đau tạm thời, không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Tốt nhất chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết, tránh lạm dụng.
  • Ngưng sử dụng thuốc ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường như: đau bụng không thuyên giảm kèm theo đổ mồ hôi nhiều, chán ăn, da xanh xao, buồn nôn. Trong trường hợp này, nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc, đe dọa tới tính mạng.
  • Cần tuân thủ chặt chẽ liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Paracetamol là hoạt chất phổ biến được đánh giá là khá an toàn và xuất hiện nhiều trong các loại thuốc biệt dược. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn xảy ra tác dụng phụ, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để thay thế phương pháp điều trị khác cho phù hợp.

Hy vọng bài viết đã giúp độc giả tháo gỡ được khúc mắc về vấn đề “Đau dạ dày có uống được Paracetamol không”. Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho chỉ định chuyên khoa. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và nhận lời khuyên hữu ích nhất từ bác sĩ.

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ