3 cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng rất cao, thường được sử dụng trong thực đơn của người giảm cân. Đặc biệt theo nhiều nghiên cứu khoa học, gạo lứt còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày cực kỳ hiệu quả.

Tác dụng của gạo lứt chữa đau dạ dày

Gạo lứt có nhiều đặc điểm khác biệt với gạo trắng mà các gia đình thường sử dụng hàng ngày. Khi mang gạo đi xay thì chúng ta chỉ tách bỏ lớp vỏ trấu bọc ngoài. Phần lớp trắng tiếp theo được giữ lại để giữ nguyên các chất dinh dưỡng.

Bạn có biết thành phần của gạo lứt bao gồm nhiều dưỡng chất như thế nào không? Đó là thực phẩm chứa tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và rất nhiều vi lượng. Trong đó phải kể đến các loại vitamin B, vitamin E và vitamin K có trong gạo lứt. Đó là những dưỡng chất quan trọng cho cơ thể khỏe mạnh. Việc sử dụng gạo lứt hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, góp phần chống nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó trong gạo lứt còn có các chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa một cách tốt nhất. Gạo lứt giúp người ăn có cảm giác no lâu và mềm nên không gây áp lực lên dạ dày và ruột, tốt cho người bị đau dạ dày.

Tác dụng của gạo lứt chữa đau dạ dày

Đặc biệt lớp ngoài của gạo có tác dụng bổ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cho dịch vị axit tiết ra không thấm vào dạ dày. Từ đó cân bằng lượng axit tiết ra và bảo vệ dạ dày.

Trong thực đơn của các bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa thường được chỉ định sử dụng gạo lứt. Sản phẩm cũng có chức năng rất tốt đường ruột, giảm nguy cơ mắc chứng khó tiêu.

Cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt

Là một trong những thực phẩm hàng ngày gạo lứt có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau. Đối với người bị đau dạ dày có thể chữa gạo lứt bằng những cách sau:

Trà gạo lứt

Bạn đã từng thử trà gạo lứt chưa? Ngay từ khi ra đời thức uống này đã được nhiều người yêu thích. Nó có vị rất riêng, đặc biệt lại tốt cho sức khỏe. Hiện nay ở nhiều siêu thị có bán loại trả này. Hoặc nếu thích thì bạn cũng có thể tự chế biến trà gạo lứt với nguyên liệu gạo lứt có sẵn, lá trà dễ tìm. Hãy bắt đầu việc pha chế gạo lứt bằng các bước đơn giản dưới đây:

Chọn mua ít gạo lứt sạch, hạt có độ mẩy sau đó cho lên chảo rang tới khi màu gạo chuyển sang màu vàng nhạt. Lúc này bạn chú ý điều chỉnh thật nhỏ lửa và đun cho đến khi gạo lứt ra. Nếu quan sát thấy gạo bắt đầu nứt thì bạn tắt bếp và đảo thêm vài phút. Lưu ý bạn không cần phải đảo cho gạo lứt hết, chỉ cần có vài hạt gạo lứt là chứng tỏ gạo đã chín. Sau đó lấy khăn sạch ủ số gạo đã rang trước đó trong thời gian nửa tiếng. Cuối cùng bạn cho gạo lứt vào lọ nhựa kín hoặc lọ thủy tinh để bảo quản để tiện sử dụng.

Cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt

Với công đoạn pha trà thì rất nhiều người chọn cách pha gạo lứt và trà xanh với tỷ lệ cân đối 1:1. Tuy nhiên lại có người thích vị trà đậm hơn hay cho gạo lứt nhiều hơn và tùy chỉnh tỷ lệ cho phù hợp. Pha trà phải dùng nước sôi khoảng 80°C, thứ tự sẽ là cho lá trà vào trước. Tiếp theo là bạn cho gạo lứt vào hãm trong thời gian 5 phút.

Cháo gạo lứt

Với bệnh nhân đau dạ dày thì cháo gạo lứt là một món ăn rất phù hợp. Gạo lứt đã được nấu nhuyễn nên người bệnh có thể nuốt dễ dàng. Đồng thời cháo gạo lứt rất mềm nên dạ dày không cần phải hoạt động quá sức để co bóp. Để tăng cường chất dinh dưỡng cho người bệnh thì bạn cũng nên kết hợp nấu cháo dạ dày với thịt, sườn…

Cơm gạo lứt

Đơn giản hơn thì bạn có thể chọn cách chữa đau dạ dày với cơm gạo lứt. Tiến hành vo gạo loại bỏ những vết bẩn và bỏ thêm ít muối nấu cho cơm chín. Ngoài ra bạn có thể nấu gạo lứt với hạt sen, hạt đậu…

gạo lứt chữa đau dạ dày

Lưu ý khi dùng gạo lứt chữa đau dạ dày

Với nhiều công dụng, dưỡng chất nên gạo lứt được nhiều bệnh nhân đau dạ dày dùng mỗi ngày. Dù là món ăn tốt cho người bị đau dạ dày nhưng nếu sử dụng gạo lứt sai cách sẽ gây những phản ứng ngược. Nếu có ý định dùng gạo lứt cho bệnh nhân có các bệnh lý về đường tiêu hóa thì bạn cần lưu ý:

Dùng gạo lứt với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong ngày. Hơn nữa gạo lứt rất cứng nên bạn cần linh kỹ để không gây áp lực cho dạ dày. Nên đổ lượng nước vừa phải, tránh đổ khô để gạo có độ nở phù hợp.

Đặc biệt đối với người bị đau dạ dày thì nên ăn chậm và nhai kỹ để lượng thức ăn được nghiền tốt nhất. Đó cũng là cách để hệ tiêu hóa cân bằng và hoạt động bình thường. Bên cạnh việc chế biến các món ăn gạo lứt để chữa dạ dày thì người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh. Bạn nên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Cùng với đó người bệnh không nên ăn quá nhanh, không ăn nhiều đồ chiên rán, đồ cay nóng. Bên cạnh đó bạn cũng không nên thức quá khuya hay vừa ăn vừa làm việc.

Nếu bị đau dạ dày nặng thì không thể cứ sử dụng gạo lứt là khỏi bệnh. Tốt nhất trong những trường hợp ợ chua, ợ nóng triệu chứng đau dạ dày bạn không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để kiểm tra. Với các phương pháp y học hiện đại bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Đã từ lâu, cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt được nhiều người truyền tai nhau. Có thể nói đây là một trong những thực đơn rất phù hợp cho người mắc bệnh về hệ tiêu hóa. Thế nhưng cách chữa này phải được áp dụng cùng với các phương pháp điều trị bệnh dạ dày khác. Bạn nên kết hợp với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Chúc bạn sớm chữa khỏi căn bệnh đau dạ dày âm ỉ này và luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo:
Đang cập nhật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ