Để việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được nhanh chóng và hiệu quả hơn, nhiều người đã kết hợp luyện tập đạp xe mỗi ngày. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng với loại bệnh lý này thì không nên cử động quá mạnh. Vậy sự thật thì thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bị thoát ra do lớp bao xơ ở bên ngoài bị nứt rách. Chúng chèn ép lên các rễ thần kinh của cột sống gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Người mắc chứng thoát vị đĩa đệm thường có các biểu hiện như tê bì, đau nhức chân tay, yếu cơ…Vì vậy nên họ cũng muốn luyện tập để cải thiện tình trạng bệnh và rất băn khoăn rằng thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Theo các chuyên gia Y tế, đạp xe thường xuyên là việc làm rất tốt đối với những bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu. Điều này có thể làm cải thiện các cơn đau ở quanh vùng lưng và hông giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Ngoài ra, luyện tập thể dục còn khiến các cơ và dây chằng trở nên mềm mại, dẻo dai và linh hoạt.
Những lợi ích của việc đạp xe đối với người thoát vị đĩa đệm
Chúng ta cùng đi phân tích những lợi ích khi người bệnh rèn luyện thể thao để biết thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không nhé.
- Lưu thông khí huyết: Quá trình đạp xe khiến cho toàn bộ cơ thể nóng lên, từ đó giúp lưu thông khí huyết. Các bộ phận đều được cung cấp chất dinh dưỡng, nhờ vậy mà nâng cao sức khỏe tổng thể của con người.
- Hạn chế tình trạng lắng đọng canxi: Người bị thoát vị đĩa đệm thường kèm theo tình trạng lắng đọng canxi, điều này có nguy cơ gây đau nhức và viêm vùng khớp. Đạp xe giúp các cơ xương trở nên mềm mại từ đó hạn chế việc bị lắng đọng canxi.
- Thư giãn cho gân cốt: Khi đạp xe đòi hỏi các bộ phận trên cơ thể phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Từ đó khiến cho gân cốt được hoạt động và thư giãn.
- Kiểm soát cân nặng: Nếu người bị thoát vị rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm cho đĩa đệm bị tổn thương nặng hơn. Đạp xe giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên cột sống.
- Thư giãn, giảm stress: Người bệnh đạp xe thường xuyên sẽ giúp não bộ sản sinh hormone endorphin, chất này có khả năng thư giãn, giảm căng thẳng. Nhờ vậy mà tinh thần bệnh nhân được giải phóng, giúp cho quá trình điều trị thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, đối với những người đang ở giai đoạn nặng và có những biến chuyển phức tạp thì cần phải hết sức thận trọng khi đạp xe. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? trước khi tiến hành luyện tập. Thậm chí đạp xe không đúng cách và thiếu khoa học có thể dẫn tới tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
5 điều cần lưu ý khi đạp xe dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Để quá trình luyện tập diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý 5 điều sau đây:
Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm loại giày, trang phục và xe phù hợp với cơ thể, tình trạng bệnh của bản thân. Điều này giúp hạn chế tối đa những chấn thương trong quá trình luyện tập và cải thiện chứng đau nhức hiệu quả hơn. Người thoát vị đĩa đệm chỉ nên đạp xe trên địa hình bằng phẳng không chướng ngại vật để tránh va chạm.
Khởi động trước khi bắt đầu đạp xe
Trước khi bắt đầu đạp xe bạn cần phải khởi động cơ thể bằng các động tác nhẹ nhàng. Việc làm này vô cùng quan trọng để kích thích sự linh hoạt, co dãn của các cơ xương khớp đảm bảo không xảy ra chấn thương khi cơ thể chưa kịp thích nghi.
Đạp xe nhẹ nhàng đúng tư thế
Lưu ý này đặc biệt quan trọng với những ai không biết rằng thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?. Người bệnh cần giữ cho lưng thẳng tự nhiên, đầu hướng về phía trước, không gồng mình hay cong vẹo cột sống. Hãy lắng nghe cơ thể và để chúng ở tư thế thoải mái nhất.
Điều khiển nhịp thở
Để đạt được hiệu quả cao khi rèn luyện thể thao bằng cách đạp xe, bạn cần điều khiển nhịp thở một cách đều đặn. Thực hiện hít vào thật sâu và thở ra nhẹ nhàng, tránh tình trạng bị hụt hơi hay mất sức khi đạp xe.
Xác định thời gian và cường độ luyện tập
Khoảng thời gian lý tưởng nhất để đạp xe là vào buổi sáng sớm, lúc này không khí rất trong lành và đường phố không quá đông đúc, cực kỳ thích hợp cho người thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, với người bệnh thì chỉ nên luyện tập ở cường độ nhẹ nhàng, mỗi lần chỉ nên đạp xe từ 15p-20p. Tuy nhiên cần duy trì đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Như vậy, với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?. Hy vọng rằng bộ môn thể thao này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh thật hiệu quả.