Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì, có nên ăn ô mai, cà chua không? Hay ăn như thế nào cho đúng cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa được bệnh? Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu giải đáp ngay dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Đau dạ dày nên ăn gì?
Để có thể kiểm soát được cơn đau dạ dày và các triệu chứng buồn nôn, nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó chịu người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm, đồ ăn sau:
Thực phẩm xanh chứa nhiều chất xơ
Nhóm thực phẩm này thường là rau có màu xanh, hoa quả như rau mầm Brussels, bông cải xanh, rau bina, táo, đu đủ… Những hoạt chất có trong rau xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, quá trình tái tạo, làm lành tổn thương ở dạ dày diễn ra mạnh mẽ, bệnh nhanh khỏi hơn. Đồng thời, thực phẩm xanh giàu chất xơ còn giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn và phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Thực phẩm có hàm lượng probiotic cao
Sự mất cân bằng về số lượng, cũng như loại vi khuẩn ở trong đường ruột có thể gây ra căn bệnh đau dạ dày. Khi đó, để điều chỉnh, người bệnh nên bổ sung các loại đồ ăn, thực phẩm giàu probiotic để cung cấp lợi khuẩn. Lợi khuẩn có trong loại đồ ăn này giúp loại bỏ các hại khuẩn ở đường ruột, giảm chướng bụng, đầy hơi và các cơn đau dạ dày.
Thực phẩm giàu probiotic người bệnh nên ăn gồm có: Sữa chua, sản phẩm lên men từ sữa chua Buttermilk, thực phẩm lên men lactic như Kefir. Bên cạnh đó, các thực phẩm, đồ ăn chứa men vi sinh khác cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa như natto, miso, tempeh… Người bệnh đau dạ dày có thể ăn nhưng ăn với lượng phù hợp tránh lạm dụng.
Đồ ăn dễ tiêu hóa
Các loại thực phẩm, đồ ăn dễ tiêu hóa được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh đau dạ dày nên ăn. Điển hình như: Bánh mì nướng, khoai lang, gạo tẻ, trứng gà, thịt gà, cá béo giàu omega 3 (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…)
Đau dạ dày kiêng gì?
Ngoài những loại thực phẩm nên ăn, những người bị đau dạ dày cần phải tránh hoặc hạn chế bổ sung các loại đồ ăn sau vào thực đơn ăn uống của mình:
Đồ ăn cay nóng
Những loại đồ ăn cay nóng dung nạp vào cơ thể sẽ làm axit dạ dày tăng, kích thích niêm mạc dạ dày làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt…
Thực phẩm có tính axit
Nhóm thực phẩm đồ ăn có tính axit như hoa quả chua như cam, dứa… gây kích thích làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí còn dễ dàng hình thành các vết loét ở dạ dày. Vì vậy, người bị đau dạ dày cần kiêng ăn hoặc hạn chế ăn thực phẩm có tính axit.
Đồ ăn chứa đường
Đường có thể khiến cho cơn đau dạ dày nặng, khó chịu hơn, tăng cảm giác muốn nôn ói. Vì thế, người bị đau dạ dày cần kiêng đồ ăn, đồ uống chứa đường mới nhanh chóng phục hồi. Đồ ăn có đường như kẹo, socola, bánh ngọt…
Thực phẩm giàu chất béo
Những thực phẩm đồ ăn giàu chất béo như thịt, phô mai, dầu mỡ, bơ… làm đường ruột bị kích thích khiến cho quá trình di chuyển và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bị gián đoạn, chậm hơn bình thường. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất béo còn tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến dạ dày co bóp, hoạt động nhiều hơn trong thời gian dài hơn gây ra tình trạng mệt mỏi, thậm chí là bị đi ngoài.
Đồ chua và thực phẩm lên men
Những đồ chua, thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối… dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích làm dạ dày tăng tiết dịch vị, axit dạ dày khiến cho người bệnh bị ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Do đó, người bị đau dạ dày cần kiêng ăn loại thực phẩm này.
Các chất kích thích
Bia rượu, cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn, có gas… là những tác nhân gây đau dạ dày. Người bệnh nếu dùng các chất kích thích này sẽ làm cho tình trạng dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn, rất dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Do đó, bị đau dạ dày cần phải tuyệt đối tránh xa các chất kích thích.
Đau dạ dày có nên ăn ô mai?
Ô mai được biết đến là món ăn vặt được nhiều chị em yêu thích. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, ô mai được dùng làm vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm bụng, trị ho, giảm buồn nôn, nôn hiệu quả. Chính vì thế, người bị đau dạ dày nên ăn ô mai. Ăn ô mai sẽ giúp cho người bệnh giảm được triệu chứng đau dạ dày và chức năng của dạ dày được hoạt động tốt hơn.
Người bệnh có thể ăn trực tiếp ô mai hoặc kết hợp chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như:
- Canh ô mai nấu thịt lợn nạc
- Canh ô mai, phụ tử nấu thịt thỏ
- Canh ô mai nấu cá mực
- Cháo ô mai
- Trà hồ tiêu ô mai
- Trà ô mai gừng
Đau dạ dày có ăn được cà chua không?
Cà chua chứa nhiều dưỡng chất, không chứa chất béo nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày có ăn được cà chua không?
Ngoài các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, cà chua có tính axit tương đối mạnh. Có nghĩa, khi ăn cà chua, dạ dày sẽ sản sinh ra nhiều dịch vị hơn. Nếu như niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chức năng dạ dày bị suy giảm sẽ dễ dẫn đến tình trạng nồng độ axit dạ dày tăng, gây nóng ruột khó chịu, cực kỳ không tốt cho người bị đau dạ dày. Chính vì thế, đau dạ dày nên hạn chế ăn cà chua. Nếu có ăn thì người bệnh cần chú ý: Không ăn khi đang bị đói bụng, chỉ ăn cà chua đã chế biến mà không ăn cà chua sống, đặc biệt vẫn còn xanh.
Hướng dẫn ăn đúng cách cho người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày ngoài nên ăn gì, kiêng ăn gì thì khi ăn uống cần phải ăn đúng cách. Sau đây là hướng dẫn ăn đúng cách giúp kiểm soát được bệnh tốt hơn:
- Ăn uống chậm rãi, từ từ, nhai thật kỹ giúp trung hòa axit dạ dày.
- Không nên ăn quá no một lần làm cho dạ dày quá tải tiết ra nhiều dịch vị, axit dạ dày. Thay vào đó nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để dạ dày luôn có đồ ăn giúp trung hòa được axit dạ dày.
- Tránh để bụng quá đói, dạ dày tiết ra nhiều axit, cơn đau khó chịu xuất hiện.
- Thái nhỏ đồ ăn khi chế biến, thức ăn cần được nấu chín mềm, chín kỹ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Món ăn hấp, luộc, om kỹ được khuyến cáo thay vì chế biến rán, chiên, xào.
- Ăn đồ ăn ấm sẽ tốt cho tiêu hóa và cơ thể hấp thu được tốt hơn. Đồ ăn quá nóng, quá lạnh sẽ khiến dạ dày phải co bóp, làm việc nhiều hơn gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
- Hạn chế không không ăn các loại đồ ăn khô, không nên ăn cơm chan canh, cơm không được nhai kỹ khiến cho dạ dày bị tăng gánh nặng.
- Sau khi ăn xong, người bệnh không nên làm việc hoặc chạy nhảy.
Qua trên, bạn đã biết được đau dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi hơn, hay có nên ăn ô mai, ăn cà chua không. Đồng thời, biết được cách ăn đúng để giúp kiểm soát được bệnh hiệu quả hơn. Mong rằng, chia sẻ trên giúp người bệnh xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, phòng ngừa và đẩy lùi được bệnh nhanh nhất.