Vitamin E là chất thiết yếu tham gia vào quá trình chuyển hoá, với vai trò là chất xúc tác nhằm tạo năng lượng và duy trì sự sống của con người. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày có uống được vitamin E hay không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đọc tiếp bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời chính xác nhất nhé!
Đau dạ dày có uống được vitamin E không?
Vitamin E là một trong những chất dinh dưỡng thuộc nhóm vitamin cùng tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ thể. Tuy vitamin E chỉ là yếu tố xúc tác gián tiếp nhưng nó có vai trò cung cấp năng lượng để hỗ trợ cho quá trình này diễn ra trơn tru hơn. Bên cạnh đó, loại vitamin này có có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xuất hiện của các gốc tự do.
Để trả lời cho câu hỏi “đau dạ dày có uống được vitamin E không”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác động của vitamin E đối với dạ dày, bao gồm những mặt lợi và hại gì?
Tác động tích cực của vitamin E với dạ dày
- Tăng cường hệ miễn dịch: Theo nghiên cứu khoa học, vai trò chính của vitamin E là cấu tạo tế bào. Vì vậy, vitamin E kết hợp với các khoáng chất thiết yếu khác khi đi vào cơ thể sẽ giúp tăng cường phòng tuyến cho hệ miễn dịch và cải thiện chức năng tiêu hoá cho dạ dày.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày: Vi khuẩn Hp xâm nhập gây bào mòn và phá huỷ niêm mạc dạ dày, lâu dần hình thành nên các ổ viêm loét. Vitamin E nếu được hấp thụ một lượng vừa đủ mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời thúc đẩy tái tạo niêm dạ dày.
- Chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư: Các enzyme tổng hợp trong vitamin E có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tấn công bởi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Vitamin E thường được ca ngợi là hoạt chất giúp “cải lão hoàn đồng” mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng cũng chính vì lý do trên, nhiều người đã lạm dụng nó mà không biết rằng điều này đã vô tình làm tổn hại tới dạ dày.
Đối với người bị đau dạ dày nếu uống vitamin E sai cách sẽ làm giảm độ PH của dịch vị dạ dày, gây tổn thương cho niêm mạc và kích thích sự phát triển của vi khuẩn. Xuất phát từ nguyên nhân này, vitamin E trở thành chất xúc tác nguy hiểm khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu. Người bệnh có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày, nặng hơn là ung thư dạ dày và biến chứng nguy hiểm khác đe dọa tới tính mạng.
Vì vậy, đau dạ dày có thể uống được vitamin E nhưng cần kiểm soát liều lượng sao cho phù hợp. Đối với người khoẻ mạnh, nhu cầu vitamin E trung bình mỗi ngày là khoảng 22 IU. Còn đối với người có vấn đề về dạ dày thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe, thường sẽ vào khoảng 100 – 400 IU/ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Người bị đau dạ dày cần lưu ý gì khi uống vitamin E?
Ngoài ra, người bị đau dạ dày cũng cần lưu ý một số điều sau trong quá trình sử dụng vitamin E:
- Tốt nhất nên bổ sung vitamin E có nguồn gốc từ thiên nhiên, điển hình là qua ăn uống. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E người bệnh nên tăng cường bổ sung trong bữa ăn hàng ngày là: dầu oliu, dầu dừa, súp lơ, giá đỗ, rau cải xanh, bơ, lạc, ngũ cốc, yến mạch,…
- Thời gian thích hợp nhất để uống vitamin E là sau bữa ăn sáng và tối khoảng 30 phút với liều lượng không vượt quá 400 IU/ngày.
Bị đau dạ dày uống vitamin gì?
Như chúng ta đã biết, triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày là: đau thượng vị, ăn không ngon miệng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, táo bón,… Vì vậy, việc bổ sung vitamin là điều vô cùng cần thiết. Bởi nếu cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường mà bất kỳ phương pháp điều trị nào dù có “thần thánh” đến đâu cũng đều vô tác dụng. Theo các chuyên gia sức khoẻ, người bị đau dạ dày nên bổ sung vitamin nhóm A và B (bao gồm B12,B9, B6, B1) nhằm giảm thiểu tiết dịch acid, ngăn ngừa viêm loét, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất các hợp chất bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Cụ thể là:
Vitamin nhóm A
Người bị đau dạ dày cấp và mãn tính nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A có nhiều trong rau xanh (bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, cần tây,…), hoa quả tươi (xoài,…), khoai lang, thịt, trứng, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
Theo đó, Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra lượng tiêu thụ vitamin A khuyến nghị dành cho người trưởng thành là giao động từ 700 đến 900 mcg/ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo bổ sung vitamin A bằng các chế phẩm từ beta-carotene, retinyl palmitate, retinyl acetate dạng chất lỏng, viên nén hoặc viên nang.
Vitamin nhóm B
Vitamin B là thành phần quan trọng tham gia vào mọi quá trình chuyển hoá của cơ thể. Vitamin B bao gồm nhiều loại khác nhau: B1, B6, B9. B12,… mỗi loại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau để đảm bảo duy trì hoạt động sống cho cơ thể. Vì vậy, dù thiếu hay thừa vitamin B đều ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khoẻ, người bị đau dạ dày nên tăng cường bổ sung vitamin B có nguồn gốc từ tự nhiên như: thịt bò, hải sản, các loại hạt, ngũ cốc, măng tây, bí đỏ, cải mâm xôi, khoai lang, chuối,…
Hoặc, người bệnh có thể bổ sung thêm bằng vitamin B tổng hợp bào chế dưới dạng viên nén. Sau khi ăn sáng là thời điểm thích hợp nhất để uống vitamin B. Không nên uống vitamin B vào buổi tối vì nó có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc đau dạ dày có uống được vitamin E không. Đau dạ dày là bệnh lý về tiêu hoá đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài. Vì vậy, người bệnh nên kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh lý này thật tốt.