Uống trà không chỉ đơn thuần là một thú vui tao nhã mà còn là vị thuốc chữa bệnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày có nên uống trà không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ khiến nhiều người băn khoăn. Cùng chúng tôi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Bị đau dạ dày có nên uống trà?
Trà là một thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam, thậm chí có người còn nghiện uống trà. Để trả lời cho vấn đề “người bị đau dạ dày thì có nên uống trà hay không?” chúng ta cần biết mặt lợi và hại của trà đối với sức khoẻ của con người là như thế nào.
Những lợi ích mà trà đem lại:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Theo các nghiên cứu khoa học, trong trà xanh có chứa một lượng lớn hàm lượng vitamin C, flavonoid, polyphenol.. Đây là các chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ thành mạch trước sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.
- Ngăn ngừa viêm loét: Các chuyên gia sức khoẻ cũng cho biết thêm rằng, trà xanh là trợ thủ đắc lực trong việc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá, bao gồm đau dạ dày. Công dụng chính của nó này là điều hoà quá trình chuyển hóa, tiêu viêm đồng thời chống oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm loét và ung thư dạ dày.
- Giảm thiểu ợ hơi, ợ nóng, chống tiêu chảy: Hoạt chất Flavonoid trong trà xanh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất Axit Clohydric ở dạ dày. Đây là yếu tố quan trọng giữ vai trò ổn định chức năng tiêu hoá của cơ quan này, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng như đầy bụng, táo bón, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu,…
Trà đem đến cho sức khỏe rất nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng sự thật là, trà được xét vào loại đồ uống kích thích có chứa caffeine. Nếu người bệnh không ý thức được điều này mà lạm dụng nó trong thời gian dài thì có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng như:
- Các triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày như: đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,… ngày càng gia tăng mức độ trầm trọng. Đặc biệt, với những người ở giai đoạn nặng, uống trà không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ổ viêm loét lan rộng và phát triển.
- Trà có tác dụng thanh độc, mát gan, lợi tiểu. Nếu uống trà đặc không pha loãng sẽ gây ra tác dụng ngược, khiến người bệnh mất ngủ vì tiểu nhiều về đêm.
Tóm lại, người bị đau dạ dày vẫn có thể uống trà được tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng cũng như cách pha chế sao cho hợp lý. Tốt nhất, nếu bị đau dạ dày thì chỉ nên uống trà pha nhạt, không uống quá nhiều một lúc, cần đảm bảo cung cấp đủ nước trong ngày.
Đau dạ dày có uống được tâm sen không?
Tâm sen là phần mầm nằm bên trong của hạt sen. Theo Đông Y, đây là dược liệu quý có tác dụng giải nhiệt, an thần, thư giãn đầu óc để tinh thần thoải mái, dễ đi sâu vào giấc ngủ. Xuất phát từ lý do này, tâm sen rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với người có tiền sử về bệnh dạ dày thì liệu dùng tâm sen có nên hay không?
Theo nghiên cứu khoa học, tâm sen chứa nhiều dưỡng chất cần thiết bao gồm: Asparagine, Neferin, Alkaloid, Metylcoripalin, Acid amin,… phù hợp với người bị tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, nóng trong,… Tuy nhiên đối với trường hợp có vấn đề về dạ dày, chính yếu tố này lại trở thành điều bất lợi gây cản trở cho quá trình hấp thu và tiêu hoá. Theo đó các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu có thể gia tăng tần suất và mức độ trầm trọng khi người bệnh dùng tâm sen.
Ngoài ra, trong tâm sen có chứa hàm lượng cao chất Alcaloid có thể gây rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy. Nếu không chế biến đúng cách mà sử dụng trong một thời gian dài sẽ làm tích lũy độc tố ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, các bạn nên chú ý một số điều sau khi dùng tâm sen:
- Lựa chọn mua tâm sen ở nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Chú ý lựa chọn tâm sen còn tươi, không bị nấm mốc, đổi màu.
- Để loại bỏ độc tố, các bạn nên sao vàng và cất vào lọ thuỷ tinh có nắp đậy kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí.
- Nếu có ý định sử dụng tâm sen với số lượng nhiều trong thời gian dài, các bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.
Tóm lại, người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng tâm sen. Hoặc nếu cần sử dụng vì mục đích điều trị bệnh lý khác, các bạn nên thận trọng trong quá trình chế biến cũng như kiểm soát liều lượng sao cho phù hợp.
Lưu ý khi uống trà cho người đau dạ dày
Ngoài ra, để việc thưởng trà “vừa lành vừa vui”, người bị đau dạ dày cần lưu ý một số điều sau:
- Không uống trà khi bụng rỗng: Khi bụng đói, lượng dịch vị axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Uống trà xanh trong lúc này là điều cấm kỵ bởi chất caffeine có trong trà sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, gây xói mòn và phá huỷ niêm mạc dạ dày.
- Không uống trà quá đặc: Trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nhưng nếu uống trà quá đặc sẽ gây suy giảm chức năng của gan và thận.
- Không uống trước khi đi ngủ: Như đã nhắc đến ở trên, trà là đồ uống kích thích có tác dụng lợi tiểu. Nếu uống trà vào buổi tối sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, tiểu nhiều kèm đau đầu, căng thẳng và rối loạn nhịp tim.
- Không uống trà để lâu, để qua đêm: Trà xanh để qua đêm sẽ bị oxy hoá làm biến đổi dược tính, màu sắc và hương vị. Vì vậy, uống trà để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Tốt nhất nên uống trà sau khi vừa pha, còn nóng.
- Không uống thuốc bằng nước trà: Trong thời gian điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh tuyệt đối không được “tiện tay” sử dụng nước trà để uống thuốc. Một số chất trong trà xanh không tương tác với thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp độc giả tháo gỡ được khúc mắc về vấn đề đau dạ dày có nên uống trà hay không. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ!