Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không được nhiều người thắc mắc gửi về cho Niit.edu.vn. Nhiều người sử dụng bánh mì để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của căn bệnh dạ dày. Tuy nhiên, cũng có người lại cho rằng bánh mì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Vậy thực hư, đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Nếu có thì nên ăn loại nào và cần lưu ý điều gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Bánh mì là loại đồ ăn phổ biến, tạo thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của nước ta, được rất nhiều người ưa chuộng. Bánh mì có thể được kết hợp với các loại thực phẩm khác tạo thành món ăn ngon miệng, tiện lợi và vô cùng phù hợp với nhịp sống hiện đại hiện nay.
Theo chuyên gia NIIT Việt Nam cho biết: Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn bánh mì. Rất nhiều trường hợp, bác sĩ còn khuyên người bệnh sử dụng bánh mì để hỗ trợ giảm các cơn đau do bệnh gây ra.
Tác dụng của bánh mì đối với người đau dạ dày
Dịch vị dạ dày bị dư thừa ở những người bị đau dạ dày, Nếu dịch vị này không được làm giảm thì sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và tổn thương nghiêm trọng hơn. Người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì bởi bánh mì có khả năng thấm hút được các dịch vị dạ dày dư thừa, cụ thể như sau:
- Có khả năng thấm hút lượng dịch vị dạ dày dư thừa tốt, nhờ vậy môi trường dạ dày được cân bằng, giảm các cơn đau khó chịu, các vết viêm loét, tổn thương ở dạ dày cũng ít bị kích thích.
- Đặc tính khô và khả năng hút nước của dạ dày giúp trung hòa và thấm hút được dị vị dư thừa, niêm mạc dạ dày sẽ hạn chế bị ăn mòn do axit dạ dày gây ra. Ruột bánh mì mềm dễ ăn, dễ tiêu hóa, không làm tăng áp lực lên dạ dày.
- Lợi khuẩn lactic có trong bánh mì khi dung nạp vào cơ thể sẽ giúp trung hòa dịch vị dạ dày, giảm nồng độ pH của bánh mì, tốt cho người đau dạ dày.
- Ngoài ra, bánh mì đen còn rất giàu dinh dưỡng như protein, natri, sắt, mangan, chất xơ… rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Bên cạnh các tác dụng đối với người đau dạ dày, bánh mì còn có các tác dụng tốt cho sức khỏe khác như:
- Hỗ trợ não hoạt động tốt hơn: Bánh mì chứa sắt giúp não bộ của con người được tỉnh táo, minh mẫn hơn. Bên cạnh đó, bánh mì cung cấp lượng năng lượng lớn cho cơ thể giúp não bộ có đủ năng lượng cần thiết hoạt động.
- Xương khớp khỏe mạnh hơn: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng canxi có trong bánh mì rất cao, thậm chí còn cao hơn so với hàm lượng canxi trong sữa.
- Làm đẹp da: Bánh mì chứa lượng protein khá cao. Loại protein này được coi là dưỡng chất giúp làn da luôn khỏe mạnh, căng đầy không bị lão hóa, chảy xệ.
- Hệ tiêu hóa được khỏe mạnh: Chất xơ có trong bánh mì lớn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
- Giúp các dây thần linh luôn khỏe mạnh: Axit folic và folate trong bánh mì giúp thư giãn, các dây thần kinh được khỏe khoắn hơn.
Có thể thấy, bánh mì không chỉ tốt cho người bị đau dạ dày mà còn tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Vì thế, người bị bệnh dạ dày hoàn toàn yên tâm lựa chọn bánh mì làm bữa sáng hoặc bữa phụ.
Loại bánh mì người bị đau dạ dày nên ăn
Mặc dù người bị đau dạ dày ăn được bánh mì nhưng không phải loại nào cũng được. Người bệnh chỉ nên ăn các loại bánh mì sau:
Bánh mì từ ngũ cốc nguyên cám
Loại bánh mì này có hàm lượng chất xơ dồi dào, ít hóa chất, chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho người bị đau dạ dày.
Bánh mì đen
Bánh mì đen cung cấp các khoáng chất cần thiết và lượng tinh bột vừa phải cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn bánh mì đen sẽ tăng khả năng thấm hút dịch vị dạ dày, giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.
Lưu ý cho người bị đau dạ dày khi ăn bánh mì
Khi ăn bánh mì, người bệnh đau dạ dày cần phải lưu ý những điều sau để hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho dạ dày:
- Chỉ ăn phần ruột mềm bánh mì, phần vỏ ngoài khá cứng có thể làm cho niêm mạc dạ dày tổn thương.
- Người bệnh không nên sử dụng bánh mì trắng được làm từ bột mì. Hàm lượng chất xơ và tinh bột có trong bánh mì trắng không cao. Ngoài ra, để sản xuất loại bánh mì này, người sản xuất có thể đã sử dụng chất tẩy trắng, gây hại cho dạ dày.
- Không ăn kèm bánh mì với mứt, bơ, phô mai, bởi chúng có thể làm khả năng thấm hút dịch vị dạ dày của bánh mì bị suy giảm.
- Khi đã ăn quá nó không ăn bánh mì nếu không sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, dạ dày quá tải làm cho tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Không ăn bánh mì vào buổi đêm, nhất là khi gần đi ngủ. Lượng bánh mì không được tiêu hóa sẽ ứ đọng trong dạ dày làm cho người bệnh bị đầy hơi, đầy bụng và đau âm ỉ, khó chịu.
- Cần lựa chọn bánh mì ở địa chỉ uy tín, chất lượng, không sử dụng bánh mì đã hết hạn sử dụng.
Những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Hy vọng rằng chia sẻ này giúp bạn đọc có thêm kiến thức sức khỏe hữu ích, hỗ trợ quá trình đẩy lùi căn bệnh này hiệu quả.