IOT hay Internet of things là gì – đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc, gây xôn xao giới công nghệ trong thời gian những năm gần đây. Sức ảnh hưởng của IOT trong tương lai tiềm ẩn cực lớn, nó có thể gây ra những ảnh hưởng thực sự mạnh mẽ đến với xã hội loài người thông qua những tác động lớn đến công việc và cuộc sống của chúng ta. Cùng tìm hiểu IOT – Internet of things là gì và những điều bạn cần biết về nó trong bài viết này nhé!
Internet of things là gì?
Internet of things viết tắt là IOT, đây là một mạng lưới khổng lồ trong đó kết nối tất cả các thiết bị sử dụng internet. Các thiết bị sử dụng internet trong tương lai của chúng ta sẽ bao gồm hầu hết tất cả các đồ vật, con người. Mỗi thiết bị đều sẽ được gắn một ID riêng để phân biệt với các thiết bị khác, đồng thời sẽ có khả năng truyền tải và trao đổi dữ liệu, thông tin mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Sự hội nhập vào IOT sẽ là một bước đột phá của nền công nghệ hiện đại, bản chất của IOT là sự kết hợp của internet với các thiết bị cơ điện tử có thể kết nối với nhau bằng công nghệ không dây. Các nền tảng công nghệ kết nối không dây có thể bao gồm: hồng ngoại, zigbee, bluetooth, mạng viễn thông 3G, 4G, wifi. Với các thiết bị quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: điện thoại di động thông minh, bóng đèn, tai nghe, máy giặt, điều hòa không khí, tủ lạnh, tivi, xe máy, ô tô,… rất nhiều các thiết bị có thể kết nối để tạo thành một mạng lưới khổng lồ có thể tự động trao đổi thông tin với nhau.
Theo dự báo từ những chuyên gia hàng đầu về thiết bị mạng và các nhà cung cấp giải pháp thì đến năm 2020, số thiết bị gia nhập vào mạng lưới IOT có thể lên tới trên 50 tỷ đồ vật. IOT có chức năng kết nối mọi thứ, quản lý các mối quan hệ giữa các thiết bị với nhau, quan hệ giữa các thiết bị và con người và quan hệ giữa người và người. Một mạng lưới IOT có thể kết nối hàng trăm nghìn tỷ đối tượng với nhau và với internet, IOT cho phép theo dõi các hành động và sự si chuyển của các đối tượng trong mạng lưới. Một người khi gia nhập vào mạng lưới IOT trong khu vực thành thị thường có tới hàng nghìn các thiết bị có khả năng theo dõi ở xung quanh.
Đặc tính của Internet of things là gì?
- Có quy mô và dữ liệu trao đổi rất lớn: Số lượng các thiết bị tham gia vào IOT là rất lớn, nó nhiều hơn rất nhiều so với số lượng tất cả các máy tính kết nối với internet hiện nay. Chính vì thế mà các thông tin được các thiết bị trao đổi với nhau ở trong mạng lưới này sẽ tạo thành một khối dữ liệu khổng lồ và lớn hơn rất nhiều so với lượng thông tin được truyền bởi con người.
- Liên tục thay đổi: Các thay đổi trong mạng lưới được thực hiện liên tục. Về số lượng các thiết bị kết nối, trạng thái của các thiết bị có thể ngắt được bất cứ lúc nào, vị trí được thay đổi và cập nhật liên tục, trạng thái hoạt động hoặc tốc độ di chuyển luôn thay đổi.
- Không có tính đồng nhất: Những thiết bị được kết nối vào mạng lưới IOT không hề đồng nhất vì chúng được tạo ra từ các loại phần cứng khác nhau cũng như các mạng network khác nhau. Bản chất các thiết bị có thể liên kết và trao đổi thông tin với nhau được là nhờ các network được liên kết với nhau.
- Đa dạng các dịch vụ: Hệ thống IOT có thể đảm bảo được sự bảo mật riêng tư và khả năng nhất quán giữa phần cứng và phần mềm.
- Tính kết nối: Tất cả các dữ liệu đều được đồng bộ và kết nối với nhau qua một cơ sở hạ tầng tổng thể như một mạng lưới thông tin.
Một hệ thống IOT chất lượng cao cần đảm bảo các yếu tố nào?
- Yêu cầu về chức năng quản lý: vì hệ thống IOT có một hệ cơ sở dữ liệu siêu lớn nên khả năng quản lý của một hệ thống IOT rất cần được coi trọng. Một mạng lưới IOT tốt có thể tự động hoạt động được mà không cần sự tham gia của con người. Chính vì thế mà khả năng tự quản lý với một lượng dữ liệu khổng lồ đó của một IOT là rất quan trọng.
- Bảo mật về quyền riêng tư: Tất cả các thiết bị tham gia vào hệ thống IOT đều có một chủ sở hữu riêng và các thông tin mà các thiết bị trao đổi có thể liên quan đến chủ sở hữu. Chính vì thế nên tính bảo mật cần được đặt lên hàng đầu, xuyên suốt trong quá trình từ truyền tải, tiếp nhận, tập hợp, lưu trữ, xử lý và khai thác đều cần phải được bảo mật để tránh sự rò rỉ thông tin của các thiết bị hay chủ sở hữu.
- Khả năng theo dõi vị trí chính xác: Những thông tin của các thiết bị được theo dõi dựa vào vị trí rất quan trọng và cần đạt được độ chính xác cao với thời gian cập nhật liên tục. Ngoài ra những dịch vụ của IOT dựa trên việc xác định vị trí chính xác của các thiết bị cũng cần phải tuân thủ theo đúng những yêu cầu an ninh mà pháp luật quy định.
- Các điều khoản thỏa thuận sử dụng dịch vụ cần đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, không gây nhầm lẫn. Ngoài ra, các quy tắc vận hành giữa các thiết bị với nhau từ các tùy chỉnh của người dùng cũng cần được thay đổi một cách linh động.
- Có khả năng tự động sửa lỗi phát sinh: Trong quá trình hệ thống IOT hoạt động nếu như có phát sinh các lỗi về cấu hình hay một số lỗi kỹ thuật khác thì hệ thống cần có khả năng tự chữa hoặc đưa ra các cảnh báo nhanh và chính xác.
- Khả năng nhận diện thiết bị: Các kết nối được dựa trên ID định danh của từng thiết bị.
Các lĩnh vực mà Internet of things (IOT) có thể áp dụng hiệu quả
IOT có thể ứng dụng rộng rãi trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống con người, hiện nay hệ thống IOT trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã áp dụng mạng lưới internet of things này rất thành công ở một số lĩnh vực sau:
- Tự động hóa các thiết bị trong nhà
- Đồng hồ thông minh
- Quản lý thiết bị cá nhân
- Quản lý mua sắm thông minh
- Cảnh báo trong những trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp
- Quản lý bảo vệ môi trường
- Quản lý đô thị
- Quản lý chất thải
- Tự động hóa giao thông
- Các thiết bị theo dõi và chăm sóc sức khỏe
- Máy giám sát
- …