Đau dạ dày có uống được cà phê không? Cà phê là thức uống hấp dẫn được ưa chuộng nhất trên toàn thế giới. Sử dụng một ly cà phê vào buổi sáng giúp bạn luôn giữ được tỉnh táo cho cả ngày dài năng động. Vậy đối với người bị bệnh về dạ dày thói quen uống cà phê liệu có ổn không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Đau dạ dày có uống được cà phê không?
Đau dạ dày là hiện tượng hệ thống niêm mạc dạ dày bị tổn thương do một số yếu tố từ bên ngoài hoặc bên trong tác động. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng như buồn nôn, đau tức vùng thượng vị, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu,… Bởi đây là một bệnh lý đường tiêu hóa nên việc kiêng khem và chú ý tới chế độ ăn, uống là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, ngoài hương vị thơm ngon hấp dẫn thì không biết rằng liệu thức uống này có tốt cho người bị đau dạ dày hay không? Câu trả lời là không nên.
Tác hại của cà phê đối với người đau dạ dày
Và để làm rõ hơn cho sự ảnh hưởng của loại đồ uống này, hãy cùng “mổ xẻ” tìm hiểu xem trong thành phần của cà phê có những chất gì mà nó lại được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe của người bệnh dạ dày nhé.
- Caffein: Đây là thành phần chính có loại thức uống này, biết đến với công dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, mang lại cảm giác sảng khoái, tỉnh táo và giống như một liều thuốc giảm đau hiệu quả. Thế nhưng caffein lại làm cho quá trình tiết dịch dạ dày tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy nếu sử dụng cà phê khi đói có khả năng làm sâu, nghiêm trọng hơn các vết loét tại niêm mạc thành dạ dày. Trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể bị đau do co thắt các cơ bụng hoặc bị thủng dạ dày.
- Acid Chlorogenic: Nếu uống cà phê khi đói bụng, chất này có thể khiến người bệnh bị đau bụng, buồn nôn, ợ nóng. Ngoài ra hiện tượng kích thích niêm mạc dạ còn làm tăng nguy cơ viêm loét khiến bệnh biến chứng nặng hơn. Chính vì thế mà Acid Chlorogenic được ví như là “kẻ thù số một” của dạ dày.
- Tanin: Loại hợp chất của Polyphenol này có khả năng làm hạn chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Đồng thời, việc hấp thụ các dưỡng chất của dạ dày cũng bị cản trở, dễ sinh ra tình trạng thiếu máu, làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong. Còn với những trường hợp bị đau dạ dày, thiếu máu thường xuyên dễ dẫn đến biến chứng các cơn đau tạo thành ổ viêm loét.
- Bên cạnh đó, cà phê cũng được xem như là thức uống giúp lợi tiểu, kích thích đi tiểu nhiều hơn sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, nếu đi tiểu nhiều quá trong ngày có thể tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất, dẫn tới hiện tượng thiếu hụt nước trong cơ thể, khiến cho bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nếu người mắc chứng đau dạ dày dùng cà phê nhiều có thể sinh ra triệu chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ và rối loạn tiêu hóa.
Cách uống cà phê tốt cho dạ dày
Tuy nhiên, nếu bạn là “tín đồ” trung thành của loại đồ uống tuyệt vời này thì hãy tham khảo một số cách sử dụng an toàn và tốt cho dạ dày dưới đây:
- Tuyệt đối không sử dụng cà phê ở nồng độ quá đậm đặc. Điều này tuy giúp bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo nhưng lại rất nguy hại cho dạ dày.
- Tránh dùng quá nhiều đường bởi chúng có khả năng kích thích hoạt động của insulin trong tuyến tụy. Đồng thời, các cơ quan nội tạng cũng có thể gặp phải hiện tượng hạ đường huyết máu, gây ảnh hưởng tới việc trao đổi chất.
- Nên ăn nhẹ trước khi uống cà phê để tránh gặp hiện tượng “say cà phê” hay gặp phải các cơn đau do bệnh lý dạ dày.
- Không dùng quá nhiều cà phê trong một ngày. Việc lạm dụng thức uống này càng khiến cho hàm lượng acid trong dạ dày tăng, đồng thời làm tình trạng đau bụng trở nên nặng hơn.
Đau dạ dày có uống được ca cao không?
Cũng giống như trà xanh hay cà phê, ca cao là một trong số những thức uống thời thượng được hàng triệu người trên khắp thế giới sử dụng. Ca cao được cho là loại đồ uống truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời, chúng có mặt trong đa số các công thức pha chế và làm bánh. Sử dụng bột ca cao nguyên chất còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.
Giống với cà phê, trong bột ca cao có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, vừa duy trì sắc đẹp cho các chị em, lại vừa chống được nguy cơ mắc một vài bệnh lý thông thường như cao huyết áp, xơ gan, đột quỵ,… Đặc biệt, ca cao còn chứa thành phần hoạt chất Theobromine với công dụng cân bằng điều tiết của hệ thần kinh, giúp bạn luôn được thoải mái và thư giãn, tăng năng suất và hiệu quả của công việc.
Mặc dù vậy, nếu xét thêm về mặt khoa học thì cả cà phê và ca cao đều chứa cafein. Chính vì vậy, nếu dùng bột ca cao quá nhiều hoặc trong khoảng thời gian dài thì bệnh nhân có thể xuất hiện hiện tượng tăng acid dịch vị, làm các vết loét tại thành dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy lượng chất này tìm thấy trong cà phê cao gấp 6 lần ở ca cao nhưng người bệnh vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng để bảo đảm một sức khỏe tốt, tránh gây tổn thương cho dạ dày.
Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cơ bản giúp bạn trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có uống được cà phê không. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý nhằm xóa tan những triệu chứng khó chịu của căn bệnh đau dạ dày. Chúc bạn luôn hạnh phúc và có thật nhiều sức khỏe!